Thông tư liên tịch về phối hợp trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng

02/10/2018 16:53

(kiemsat.vn)
Ngày 29/6/2018, VKSND tối cao, TAND tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính ký ban hành Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT- BTP- BCA-BQP-BTC- TANDTC-VKSNDTC quy định về phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng.

Thông tư liên tịch này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức và cá nhân bao gồm:

- Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng theo quy định của pháp luật về tố tụng. 

- Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng theo quy định của pháp luật về tố tụng.

- Cơ sở giam giữ và trại giam.

- Giám thị, Phó Giám thị, Trưởng phân trại, Phó Trưởng phân trại, Đội trưởng, Phó Đội trưởng và người làm nhiệm vụ quản giáo trong trại tạm giam; Trưởng nhà tạm giữ, Phó Trưởng nhà tạm giữ và người làm nhiệm vụ quản giáo trong nhà tạm giữ; Đồn trưởng đồn biên phòng nơi có buồng tạm giữ thuộc đồn biên phòng, Trưởng buồng tạm giữ thuộc đồn biên phòng; Giám thị, Phó Giám thị, Trưởng phân trại, Phó Trưởng phân trại, Đội trưởng, Phó Đội trưởng và người làm nhiệm vụ quản giáo trong trại giam.

- Cơ quan thực hiện quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý.

- Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, Chi nhánh của Trung tâm; tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý.

- Người thực hiện trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng bao gồm: Trợ giúp viên pháp lý; luật sư bao gồm luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo hợp đồng với Trung tâm; luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo phân công của tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý.

- Người được trợ giúp pháp lý và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong việc phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng.

Ảnh minh họa 

Theo đó, tại thông tư quy định về việc phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng, bao gồm:

- Trách nhiệm phối hợp của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý quy định của các nội dung: Trách nhiệm của Trung tâm và Chi nhánh; trách nhiệm của tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý; trách nhiệm của người thực hiện trợ giúp pháp lý khi tham gia tố tụng; thay thế người thực hiện trợ giúp pháp lý khi tham gia tố tụng.

- Trách nhiệm phối hợp của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; cơ sở giam giữ, trại giam; người có thẩm quyền của cơ sở giam giữ, trại giam gồm: Giải thích, thông báo, thông tin về trợ giúp pháp lý; trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng; trách nhiệm của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; trách nhiệm của cơ sở giam giữ, trại giam và trách nhiệm của người có thẩm quyền của cơ sơ giam giữ, trại giam; 

- Quy định về đăng ký, từ chối hủy bỏ việc đăng ký bào chữa; đăng ký, từ chối việc đăng ký người bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự: Đăng ký bào chữa, đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; hiệu lực của việc đăng ký bào chữa, đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; từ chối việc đăng ký bào chữa, đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và thông báo hủy bỏ việc đăng ký bào chữa; 

Và quy định về Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng bao gồm: Thành lập Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng ở Trung ương; nhiệm vụ của Hội đồng phối hợp liên ngành Trung ương; Tổ giúp việc cho Hội đồng phối hợp liên Ngành Trung ương; Thành lập Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng ở địa phương; nhiệm vụ của Hội đồng phối hợp liên ngành địa phương; tổ giúp việc cho Hội đồng phối hợp liên ngành địa phương; 

Bên cạnh đó, Thông tư cũng quy định rõ về trách nhiệm thực hiện gồm Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, TAND tối cao và VKSND tối cao; TAND cấp cao và VKSND cấp cao; Sở Tư pháp, Sở Tài chính, Công an, TAND và VKSND cấp tỉnh; Bộ Tư lệnh quân khu, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh (đối với địa phương không có Bộ Tư lệnh quân khu) hoặc Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng cấp tỉnh (nếu thấy cần thiết).

Tải toàn bộ Thông tư tại đây

Xem thêm >>>

04 trường hợp phải thụ lý ngay vụ việc trợ giúp pháp lý

Tiêu chí xác định vụ việc trợ giúp pháp lý phức tạp, điển hình

(0) Bình luận

Bài viết chưa có bình luận nào.

lên đầu trang