Tăng cường triển khai thi hành Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở trong Đảng bộ VKSND tối cao
(kiemsat.vn) Đảng ủy VKSND tối cao vừa ban hành Nghị quyết số 18-NQ/ĐU ngày 22/7/2024 về việc tiếp tục tăng cường triển khai thi hành Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở trong Đảng bộ VKSND tối cao.
Công bố, trao quyết định bổ nhiệm Phó Viện trưởng VKSND TP. Hồ Chí Minh
VKSND tỉnh Hòa Bình phối hợp tổ chức phiên tòa xét xử rút kinh nghiệm trực tuyến
VKSND huyện Bình Giang (Hải Dương) thực hiện tốt nhiệm vụ công tác 6 tháng đầu năm
Theo đó, để phát huy hơn nữa những kết quả đạt được trong việc triển khai Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở (có hiệu lực từ ngày 01/7/2023), Ban Thường vụ Đảng ủy yêu cầu các tổ chức đảng đề ra các nhiệm vụ và tiếp tục quán triệt và đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, của Ban cán sự đảng VKSND tối cao trong triển khai Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở tại đơn vị, chú trọng công tác phối hợp giữa cấp ủy với lãnh đạo đơn vị trong tổ chức thực hiện những nội dung của Luật, trong đó đặc biệt chú ý các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở, các hành vi bị nghiêm cấm trong thực hiện dân chủ ở cơ sở và các quy định về thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022.
Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến và thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; các kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về dân chủ cơ sở. Thực hiện nghiêm các quy định, yêu cầu của Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương về công tác dân vận, dân chủ ở cơ sở gắn với việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XXV của Đảng bộ VKSND tối cao nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, cán bộ lãnh đạo quản lý, cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu về dân chủ và thực hành dân chủ.
Không ngừng nâng cao vai trò, trách nhiệm của Bí thư cấp ủy, người đứng đầu cơ quan, đơn vị về ý thức trách nhiệm, tính nêu gương, xác định dân chủ là một trong những nội dung quan trọng trong công tác lãnh đạo, quản lý, tăng cường lắng nghe phản ảnh và đối thoại với đảng viên, công chức, viên chức và người lao động, kip thời tháo gỡ khó khăn trong triển khai thực hiện nhiệm vụ, công vụ, đồng thời giữ vững kỷ luật, kỷ cương hành chính. Tăng cường công tác phối hợp với lãnh đạo đơn vị, cơ quan hữu quan và các tổ chức chính trị xã hội trong thực hiện nhiệm vụ.
Cùng với đó, tiếp tục tổ chức hoạt động chuyên đề về triển khai thi hành Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động về thực hiện dân chủ cơ sở, rà soát, sửa đổi, bổ sung, thay thế những quy định của tổ chức đảng, của cơ quan, đơn vị không còn phù hợp để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với Luật.
Tổ chức thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở trong cơ quan, đơn vị gắn với triển khai Quy định số 11-QĐ/TW ngày 18/02/2019 của Bộ Chính trị về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với người dân và xử lý những kiến nghị, phản ánh của nhân dân; Quy định số 144-QĐ/TW ngày 09/5/2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới; Quy định số 21/QĐ-VKSTC ngày 07/02/2023 của Viện trưởng VKSND tối cao về việc ban hành Quy tắc chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của người cán bộ kiểm sát và Chỉ thị số 03/CT-VKSTC ngày 27/6/2023 của Viện trưởng VKSND tối cao về tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong ngành Kiểm sát nhân dân.
Ngoài ra, cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và thực hiện kiểm tra, giám sát thường xuyên việc triển khai, thực hiện Luật Thực hiện dân chủ cơ sở. Kịp thời biểu dương, khen thưởng những gương điển hình, có nhiều thành tích trong việc phát huy và tổ chức thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở, phát hiện và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở. Tổ chức sơ kết, tổng kết để rút kinh nghiệm, tổng hợp những khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách trong quá trình thực hiện và có giải pháp phù hợp, đồng bộ và toàn diện hơn để bảo đảm thực hiện tốt Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể trong đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên; tham gia đóng góp ý kiến xây dựng Đảng, xây dựng cơ quan, đơn vị trong sạch, vững mạnh.
Nghị quyết nêu rõ, Ban Thường vụ Đảng ủy VKSND tối cao đề nghị các cấp ủy trực thuộc và cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng bộ triển khai và thực hiện nghiêm túc với quyết tâm chính trị cao Nghị quyết này.
Trao đổi về phân biệt hành vi phạm tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan tổ chức với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
-
1Công bố và trao quyết định về công tác cán bộ của Viện trưởng VKSND tối cao
-
2Hội nghị lấy ý kiến về đề án của Trung ương do VKSND tối cao chủ trì
-
3Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Quy chế phối hợp giữa Vụ 1 VKSND tối cao và A09 Bộ Công an
-
4Hội thảo về Sổ tay kỹ năng Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử vụ án hình sự có bị cáo là người dưới 18 tuổi
-
5Tọa đàm giữa VKSND tối cao Việt Nam và Tổng Viện kiểm sát Liên bang Nga về các vấn đề hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tương trợ tư pháp về hình sự
-
6Viện trưởng VKSND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh
-
7Họp Ban chỉ đạo tổng kiểm kê tài sản công ngành Kiểm sát nhân dân
Bài viết chưa có bình luận nào.