Tăng cường hợp tác trực tiếp giữa VKSND các tỉnh biên giới Việt – Trung
(kiemsat.vn) – Trong khuôn khổ Hội nghị VKSND các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam – Trung Quốc lần thứ nhất, ngày 17/7, Viện trưởng VKSND tối cao hai nước đã tiến hành ký kết Biên bản hội nghị với nhiều nội dung quan trọng.
Cuộc vượt biên của những đứa trẻ bỏ trường
Khai mạc trọng thể Hội nghị VKSND các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam – Trung Quốc lần thứ nhất
Viện trưởng Lê Minh Trí dẫn đầu Đoàn đại biểu VKSNDTC đi dự Hội nghị VKSND các tỉnh biên giới Việt-Trung lần thứ nhất
Lãnh đạo VKSNDTC hai nước tiến hành ký kết Biên bản
Đồng chí Lê Minh Trí, Uỷ viên BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Viện trưởng VKSNDTC Việt Nam và đồng chí Tào Kiến Minh, Uỷ viên BCH Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Viện trưởng VKSNDTC Trung Quốc đã cùng nhau ký Biên bản Hội nghị với nội dung chính như sau:
1. Hai bên tạo điều kiện cho VKSND các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh của Việt Nam và VKSND Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, VKSND tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, trong phạm vi thẩm quyền được giao, tăng cường hợp tác trực tiếp trong tương trợ tư pháp hình sự, xây dựng cơ chế gặp mặt biên giới, qua đó góp phần giữ gìn ổn định trật tự khu vực biên giới, bảo vệ tốt quyền và lợi ích hợp pháp của công dân hai nước.
2. Phạm vi tương trợ tư pháp hình sự thực hiện theo quy định của Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự và hình sự giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa năm 1998 (Hiệp định năm 1998).
Toàn cảnh Hội nghị
3. Hồ sơ ủy thác có thể gửi trực tiếp giữa Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có chung đường biên giới. Trường hợp khẩn cấp có thể gửi qua thư điện tử hoặc fax, nhưng ngay sau đó phải gửi hồ sơ ủy thác chính thức bằng văn bản. Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh khi gửi hồ sơ ủy thác trực tiếp cần đồng thời báo cáo Viện kiểm sát nhân dân tối cao nước mình.
4. Bên được ủy thác sau khi tiếp nhận hồ sơ ủy thác phải hoàn thành việc kiểm tra tính hợp lệ trong thời hạn năm (05) ngày làm việc; trường hợp cần bổ sung thông tin thì có thể liên hệ trực tiếp bằng điện thoại hoặc phương tiện liên lạc khác, không cần gửi lại hồ sơ ủy thác. Trường hợp hồ sơ ủy thác hợp lệ, Bên được ủy thác cần nhanh chóng thực hiện ủy thác. Việc thực hiện ủy thác phải hoàn thành trong thời hạn một (01) tháng kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ ủy thác. Trường hợp có khó khăn dẫn đến kéo dài thời hạn thực hiện ủy thác thì kịp thời thông báo cho bên ủy thác. Kết quả thực hiện ủy thác của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có chung đường biên giới có thể được trực tiếp giao nhận tại cửa khẩu biên giới hoặc bằng hình thức khác do hai Bên cùng thống nhất. Ủy thác tư pháp có liên quan đến các vụ án nghiêm trọng, phức tạp do Viện kiểm sát nhân dân tối cao hai nước thực hiện theo quy định của Hiệp định năm 1998. Trong trường hợp cần thiết, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hai nước có thể phân công Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có chung đường biên giới phối hợp thực hiện.
5. Việc ủy thác tư pháp liên quan đến các tỉnh không có chung đường biên giới hoặc đồng thời liên quan đến tỉnh có chung đường biên giới và không có chung đường biên giới do Viện kiểm sát nhân dân tối cao hai nước thực hiện theo Hiệp định năm 1998. Kết quả thực hiện ủy thác có thể được giao nhận trực tiếp tại cửa khẩu biên giới.
6. Viện kiểm sát nhân dân tối cao hai nước cần tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh biên giới trong công tác ủy thác tư pháp. Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh biên giới cần nghiêm túc thực hiện chế độ thông tin báo cáo Viện kiểm sát nhân dân tối cao nước mình để phối hợp theo dõi, quản lý.
7. Hai Bên thống nhất cho phép Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh của Việt Nam và Viện kiểm sát nhân dân Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Vân Nam của Trung Quốc thiết lập cơ chế gặp mặt hai (02) năm một lần, tổ chức luân phiên tại các tỉnh (Khu tự trị) biên giới hai nước. Các cuộc gặp mặt tổ chức dưới sự chỉ đạo của Viện kiểm sát nhân dân tối cao hai nước. Kết thúc các cuộc gặp mặt định kỳ cần có Biên bản Hội nghị và báo cáo kết quả tới Viện kiểm sát nhân dân tối cao hai nước.
8. Nội dung các cuộc gặp mặt định kỳ là trao đổi kinh nghiệm công tác Kiểm sát, tình hình kinh tế xã hội, trật tự trị an, tình hình tội phạm; công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm xuyên biên giới, thảo luận việc giải quyết các vụ án lớn, phức tạp.
Trần Tùng
Tin liên quan:
Viện trưởng Lê Minh Trí dẫn đầu Đoàn đại biểu VKSNDTC đi dự Hội nghị VKSND các tỉnh biên giới Việt – Trung lần thứ nhất
Khai mạc trọng thể Hội nghị VKSND các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam – Trung Quốc lần thứ nhất
Lễ ký Biên bản Hội nghị VKSND các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam – Lào lần thứ V
Hành vi sửa cột mốc biên giới của nhóm phượt là vi phạm pháp luật
-
1Thống nhất với chủ trương cho phép chuyển đổi các ngạch Kiểm sát viên và Điều tra viên
-
2Bảo đảm Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và các cơ quan có liên quan hoạt động đồng bộ, thông suốt
-
3Hai vị Viện trưởng đầu tiên với sự nghiệp "Trồng người của ngành Kiểm sát"
-
4Học tập và vận dụng sáng tạo quan điểm của đồng chí Hoàng Quốc Việt để xây dựng VKSND vững mạnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ trong giai đoạn mới
-
5Quy định rõ nhiệm vụ và quyền hạn theo từng ngạch Kiểm sát viên
-
6VKSND tối cao tham dự Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị
-
7Đồng chí Hoàng Quốc Việt với sự nghiệp giáo dục, đào tạo đội ngũ cán bộ Viện kiểm sát nhân dân
-
8Phó Thủ tướng Mai Văn Chính dự lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” tại Bình Dương
-
9Mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả
Bài viết chưa có bình luận nào.