Sửa đổi, bổ sung quy định quản lý động thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
(kiemsat.vn) Ngày 22/9/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 84/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
Viện trưởng VKSND tối cao tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cuba tại Việt Nam
Lục Nam (Bắc Giang): Nhiều dấu hiệu vi phạm pháp luật tại mỏ đất của Công ty Mạnh Tuấn HD
Ban hành Quy định về chức năng, quyền hạn của BCĐ Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Trong đó, Nghị định bổ sung khoản 29 Điều 3 giải thích động vật hoang dã, thực vật hoang dã là những loài động vật, thực vật sinh sống, phát triển trong sinh cảnh tự nhiên, nhân tạo hoặc loài động vật, thực vật được nuôi, trồng trong môi trường có kiểm soát nhưng không phải là vật nuôi theo quy định của pháp luật về chăn nuôi, thuộc một trong các trường hợp sau: a- Loài động vật, thực vật nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ. b- Loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; c- Loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc các Phụ lục của CITES; d- Loài động vật rừng thông thường; đ- Loài động vật trên cạn khác thuộc lớp chim, thú, bò sát, lưỡng cư, trừ một số loài thuộc Danh mục do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan công bố.
Bên cạnh đó, Nghị định sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 14 về điều kiện nuôi, trồng các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES không vì mục đích thương mại như sau: “Trong quá trình nuôi, trồng phải lập sổ theo dõi nuôi, trồng theo mẫu, định kỳ báo cáo và chịu sự kiểm tra, giám sát của Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản, về lâm nghiệp, về môi trường cấp tỉnh".
Ngoài ra, Nghị định cũng sửa đổi điểm c khoản 1 Điều 15 về điều kiện nuôi, trồng các loài động vật hoang dã nguy cấp thuốc Phụ lục CITES vì mục đích thương mại. Theo đó, các loài động vật hoang dã thuộc Phụ lục CITES thuộc các lớp thú, chim, bò sát lần đầu tiên đăng ký nuôi tại cơ sở phải được Cơ quan khoa học CITES Việt Nam xác nhận bằng văn bản về việc nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng không làm ảnh hưởng đến sự tồn tại của loài nuôi và các loài khác có liên quan trong tự nhiên theo trình tự như sau:
Trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký mã số cơ sở, Cơ quan cấp mã số theo quy định tại Nghị định này có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị xác nhận đến Cơ quan khoa học CITES Việt Nam.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Cơ quan cấp mã số, Cơ quan khoa học CITES Việt Nam có trách nhiệm trả lời bằng văn bản đối với nội dung xác nhận ảnh hưởng hoặc không ảnh hưởng của việc nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng đến sự tồn tại của loài nuôi và các loài khác có liên quan trong tự nhiên.
Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 30/11/2021.
Ra mắt 02 đơn vị cấp Phòng thuộc Vụ 14 VKSND tối cao
Hà Nam: Khởi tố vụ án người phụ nữ về từ vùng dịch TP. Hồ Chí Minh nhưng không khai báo y tế
-
1Chủ tịch nước trao quyết định bổ nhiệm Phó Viện trưởng VKSND tối cao, Kiểm sát viên VKSND tối cao
-
2Khơi thông mọi nguồn lực của xã hội đưa đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới
-
3Viện trưởng VKSND tối cao Nguyễn Huy Tiến vinh dự được tặng Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng
-
4Đổi mới mạnh mẽ, sắp xếp tổ chức bộ máy Viện kiểm sát nhân dân "tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả"
-
5VKSND tối cao tham dự Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
-
6Viện trưởng Nguyễn Huy Tiến trao quà Tết cho công nhân có hoàn cảnh khó khăn
-
7Thư chúc mừng năm mới Ất Tỵ 2025 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
-
8Chính phủ ban hành Chương trình hành động phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong xây dựng pháp luật
Bài viết chưa có bình luận nào.