Sự kiện – vấn đề nổi bật trong tuần (từ 12/6 – 16/6)

17/06/2017 08:50

(kiemsat.vn)
Việt Nam - Kazakhstan ký Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự; Các phiên chất vấn của Quốc hội và thông qua một số Luật; Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật về đất đai; Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an thu hồi biển số 80A, 80B đã cấp cho doanh nghiệp; Ông Trump đối mặt với vụ kiện lớn nhất trong lịch sử Tổng thống Mỹ... là những tin tức, sự kiện đáng chú ý tuần qua.

1. Việt Nam – Kazakhstan ký Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự

Chiều 15/6/2017, tại trụ sở VKSNDTC, đồng chí Lê Minh Trí, Viện trưởng VKSNDTC và Ngài Zhakyp Assanov, Tổng Viện trưởng, Tổng Viện kiểm sát nước cộng hòa Kazakhstan, thay mặt hai Nhà nước đã tiến hành ký Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa Việt Nam và Kazakhstan.

Toàn cảnh buổi hội đàm

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng phát triển thì việc ký hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa hai nước lần này có ý nghĩa chính trị, pháp lý sâu sắc góp phần quan trọng vào việc hoàn thiện khung pháp lý trong hợp tác đấu tranh phòng, chống tội phạm; là cơ sở pháp lý trực tiếp để các cơ quan thực thi pháp luật hai nước tăng cường hợp tác trong điều tra, truy tố, xét  xử các vụ án hình sự nhằm đấu tranh có hiệu quả các loại tội phạm đặc biệt là loại tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, mặt khác, cũng là công cụ pháp lý để bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của công dân mỗi nước; đồng thời thể hiện sự quyết tâm của hai nước trong việc thực hiện các cam kết quốc tế về các lĩnh vực đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới như hiện nay.

Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa Việt Nam và Cộng hòa Kazakhstan bao gồm Lời nói đầu và 21 Điều.

Đồng chí Lê Minh Trí, Ủy viên Trung ương Đảng, Viện trưởng VKSND TC n gài Zhakyp Assanov, Tổng Viện trưởng , Tổng Viện kiểm sát nước cộng hòa Kazakhstan ký Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa Việt Nam và Kazakhstan

2. Ngành KSND tích cực hưởng ứng tháng hành động về phòng, chống ma túy

Ban chỉ đạo ngành KSND về các chương trình phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội hướng dẫn, chỉ đạo toàn ngành tổ chức thực hiện tháng hành động phòng, chống ma túy năm 2017, đặc biệt là công tác tuyên truyền pháp luật về phòng, chống ma túy và tác hại của ma túy.

Trong những ngày tháng 6, khi cả thế giới đang sục sôi các hoạt động phòng, chống ma túy. Ngày 5⁄6⁄2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 25⁄CT- TTg về tăng cường công tác phòng, chống và cai nghiện ma túy trong tình hình mới, đó cũng chính là trọng tâm của công tác phòng, chống ma túy năm 2017

Ảnh minh họa (nguồn internet)

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Viện kiểm sát các cấp cùng các cơ quan, bộ, ngành, địa phương đã khẩn trương xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện “Tháng hành động phòng, chống ma túy”, tổ chức truyên truyền về phòng, chống ma túy toàn diện trên các lĩnh vực. Nhiều VKSND địa phương phối hợp với các ban ngành chức năng tuyên truyền cổ động, phát tờ rơi, băng rôn, khẩu hiệu về phòng, chống ma túy, tập trung vào nội dung cai nghiện ma túy.3. Tổng hợp tin về các phiên chất vấn của Quốc hội và thông qua một số Luật

Chiều 16/6, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Đường sắt (sửa đổi) với số phiếu tán thành cao. Luật Đường sắt sửa đổi lần này có nhiều chính sách ưu đãi cho các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng đường sắt.

Kết quả biểu quyết thông qua Luật Đường sắt (sửa đổi)

Với 403 Đại biểu tham gia biểu quyết đã có 397 đại biểu tán thành thông qua Luật Đường sắt (sửa đổi) đạt tỷ lệ 80.86%.

Luật Đường sắt (sửa đổi) sau khi tiếp thu chỉnh lý trình Quốc hội thông qua có 87 Điều, 10 Chương, giảm 8 Điều, tăng 1 Chương so với Dự thảo Luật Chính phủ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ hai.

Ngày 15/6, nhiều ý kiến của ĐBQH hết sức băn khoăn về quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước hiện nay đã tạo ra nhiều kẽ hở trong thoái vốn. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch đầu tư đã đưa ra 3 phương án để “bịt lỗ hổng” này.

Hiện nay vấn đề thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp đang tạo ra kẽ hở lớn trong tài nguyên đất của doanh nghiệp. Đại biểu Trần Văn Lâm – Bắc Giang rất trăn trở với thực tế này. Theo ông nhận định, tình hình thất thoát nguồn thu từ nhà đất còn phổ biến trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thời gian qua do giá đất không tính theo cơ chế thị trường.

Đại biểu Trần Văn Lâm – Bắc Giang: địa tô chênh lệch không vào ngân sách

Ông Lâm cho biết, hiện nay có một thực tế là nhà nước đầu tư hạ tầng làm tăng giá trị đất, đồng thời cũng làm tăng chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng và tăng chi phí đầu tư cho doanh nghiệp. Phần tăng giá trị đất hay địa tô chênh lệch này không được điều tiết vào ngân sách mà rơi vào tay một số người trước đó được giao quản lý, sử dụng đất ở khu vực đó.

Cùng mối băn khoăn với đại biểu Trần Văn Lâm, đại biểu Nguyễn Tiến Sinh – Hoà Bình còn đưa ra một ví dụ về việc một quan chức của một bộ sở hữu cổ phần tại một doanh nghiệp lên tới hàng trăm tỷ đồng, cho chính doanh nghiệp của mình làm quản lý.

Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh – Hoà Bình: quan chức quản lý doanh nghiệp bỗng nhiên trở thành các “nhà tư sản”

Từ thực tế đó, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra 3 giải pháp:

Thứ nhất, về các doanh nghiệp nhà nước hiện nay trước khi cổ phần hóa phải rà soát lại tất cả các loại quỹ sử dụng đất của mình, những loại đất nào mà không có nhu cầu sử dụng thì phải trả lại cho nhà nước.

Thứ hai, các dự án tiến hành cổ phần hóa thì phải tất cả các đất đang sử dụng phải được công khai hóa một cách minh bạch để các nhà đầu tư tính toán lựa chọn và quyết định giá trị của doanh nghiệp.

Thứ ba, sau khi cổ phần hóa nếu chuyển mục đích sử dụng đất phải được đưa ra đấu giá lại.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đưa ra ba giải pháp khắc phục  

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã báo cáo với Thủ tướng Chính phủ và Thủ tướng đã chỉ đạo theo hướng này để khi thực hiện tiếp mục tiêu của doanh nghiệp theo quy hoạch. “Nếu doanh nghiệp đã chuyển đổi sang mục đích khác thì phải định giá lại và phải đưa ra đấu giá để tiền tăng thêm đó phải thuộc nhà nước chứ không phải thuộc doanh nghiệp”, ông Dũng khẳng định.

Đề xuất bỏ biên chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình: Bỏ biên chế giáo viên mới chỉ là đề xuất của Bộ Giáo dục

Về vấn đề này, Phó Thủ tướng cho biết đây là một nghiên cứu bỏ biên chế và ký HĐ với viên chức để tự chủ, nâng cao chất lượng dịch vụ công… nhưng nó liên quan đến việc phải xem xét các văn bản pháp luật như: Luật công chức, Luật Lao động… nên không thể ngay lập tức triển khai. Bên cạnh đó cần lưu ý đặc biệt đến trường hợp giáo viên ở vùng sâu, vùng xa, vì vậy, cần có sự nghiên cứu kỹ.

Phó Thủ tướng khẳng định đây mới chỉ là một ý kiến đề xuất của Bộ Giáo dục. Chính phủ đã giao Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính xây dựng cơ chế tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập, xây dựng bộ máy tinh gọn, hiệu quả, trong đó có xây dựng lại bộ máy công chức, viên chức. Dự kiến tại Hội nghị Trung ương VI cuối năm 2017 thì Chính phủ có thể sẽ xem xét và trình bày đề xuất này.

Quy hoạch miền Nam và Cao tốc Trung Lương

Đại biểu Phạm Văn Hoà – Đồng Tháp, đại biểu Kim Bé – Kiên Giang lo lắng trước tình hình quy hoạch miền Nam rời rạc, liên kết vùng kém, ảnh hưởng khí hậu nghiêm trọng, sạt lở, giao thông không phát triển khiến vựa lúa của cả nước kém phát triển.

Đại biểu Phạm Văn Hoà – Đồng Tháp lo lắng với vấn đề quy hoạch Miền Nam 

Ông cho biết, Chính phủ sẽ rà soát lại số dự án dở dang, riêng với dự án cao tốc Trung Lương – Cần Thơ, lãnh đạo Chính phủ thừa nhận có sự yếu kém trong công tác tham mưu, làm kìm hãm các dự án khác trong vùng. “Việc khó khăn là do thu xếp vốn của Bộ Giao thông, tới đây sẽ khắc phục, cụ thể như đẩy nhanh tiến độ thực hiện đoạn Mỹ Thuận – Cần Thơ”, Phó thủ tướng nói.

Vụ sản xuất phân bón giả số lượng lớn ở Đồng Nai

Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương – Ninh Thuận đề nghị xem xét trách nhiệm của Công an tỉnh Đồng Nai trong vụ sản xuất phân bón giả công khai, số lượng lớn tại Công ty Thuận Phong.

Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương – Ninh Thuận đề nghị xem xét trách nhiệm của Công an tỉnh Đồng Nai

Trả lời về việc này, Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình cho biết 2015 các cơ quan chức năng Trung ương phối hợp với công an Đồng Nai phát hiện ra Công ty Thuận Phong có dấu hiệu sản xuất phân bón giả với số lượng rất lớn. Tuy nhiên, qua giám định và xin ý kiến của các bộ ngành, Công an đã đình chỉ vụ án và VKSND tỉnh đã ra phê chuẩn.

Dư luận khi đó không đồng tình và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (thời điểm đó là Phó Thủ tướng) đã yêu cầu làm rõ vụ việc. Tiếp nhận vụ việc, Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình đã yêu cầu tiếp tục trưng cầu ý kiến các Bộ, qua đó xác định 9 chất chính trong phân bón là không đúng và ra kết luận là phân bón giả. Hiện tại, Bộ Công an đang quyết liệt chỉ đạo vụ việc và xem xét trách nhiệm của các cá nhân liên quan, nếu có, và sẽ xử lý nghiêm minh.

Với trường hợp tuyển dụng, bổ nhiệm vi phạm, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình cho biết đã yêu cầu thu hồi những quyết định, xem xét miễn nhiệm hoặc chấm dứt hợp đồng.

Chất vấn Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình chiều 15-6, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Phạm Thị Minh Hiền (Phú Yên) đặt vấn đề về công tác quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ và lợi ích nhóm ngày càng có xu hướng tương đồng về đặc tính, bảo đảm quy trình theo pháp luật nhưng yếu tố người nhà, “giọt máu đào hơn ao nước lã” là yếu tố quyết định.

Đại biểu quốc hội Phạm Thị Minh Hiền
Đại biểu quốc hội Phạm Thị Minh Hiền chất vấn Phó Thủ tướng về việc bổ nhiệm cán bộ – Ảnh: Quochoi.vn

“Thủ tướng đã có ý kiến chỉ đạo xử lý nghiêm, yêu cầu thu hồi những quyết định trái pháp luật, xem xét miễn nhiệm chức vụ hoặc chấm dứt hợp đồng đối với những trường hợp qua kiểm tra đã phát hiện có sai phạm. Và kiểm điểm làm rõ trách nhiệm, có hình thức xử lý với các tổ chức, cá nhân sai phạm theo quy định pháp luật”-Phó Thủ tướng khẳng định.

Sáng ngày, 12/06, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa, Nghị quyết về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2018

Với số phiếu tán thành đạt 90.02%, Quốc hội vừa thông qua Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa, gồm 04 chương và 35 điều.

Quốc hội kỳ vọng Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ là một động lực nhằm thu hút các nguồn lực của xã hội ngoài ngân sách, như khuyến khích thành lập các tổ chức tư vấn độc lập để xếp hạng tín nhiệm DNNVV, hình thành các cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung, chuỗi phân phối sản phẩm, công nhận địa vị pháp lý của Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo được hình thành từ vốn góp của các nhà đầu tư tư nhân…

Kết quả biểu quyết thông qua Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa

4. Thủ tướng tiếp Chủ tịch Quốc hội Cuba

“Chúng tôi coi Việt Nam là anh em trong gia đình. Tôi nghĩ, hiện tại chúng ta nên tập trung ưu tiên vào hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư cơ sở hạ tầng giữa hai nước”, Chủ tịch Quốc hội Cuba Esteban Lazo Hernandez chia sẻ với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Cuba Esteban Lazo Hernandez. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Chiều 12/6, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp Chủ tịch Quốc hội Cuba Esteban Lazo Hernandez đang thăm chính thức Việt Nam.

Đề cập đến việc Chủ tịch Quốc hội Esteban Lazo Hernandez sáng nay phát biểu tại hội trường Quốc hội Việt Nam, khẳng định hai nước có quan hệ đặc biệt, gắn bó lâu đời trong lịch sử và hiện nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tin rằng, chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Cuba và đoàn chắc chắn sẽ góp phần tích cực vào việc thắt chặt hơn nữa mối quan hệ đoàn kết anh em và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước.

5. Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật về đất đai

Ngày 13/6/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 48/NQ-CP phê duyệt kết quả pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật đối với chủ đề Đất đai và 35 đề mục khác. Nghị quyết có hiệu lực kể từ ngày ký.

Bộ Tư pháp được Chính phủ giao chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ và cơ quan liên quan thực hiện việc: sắp xếp chủ đề Đất đai và 35 đề mục vào Bộ pháp điển; đăng tải kết quả pháp điển điện tử lên Cổng thông tin điện tử pháp điển; phổ biến, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về kết quả pháp điển.

Đã pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật về Đất đai Ảnh mang tính minh họa (nguồn internet)

Các bộ, cơ quan ngang bộ và cơ quan liên quan trong phạm vi lĩnh vực quản lý nhà nước của cơ quan mình thực hiện phổ biến, tuyên truyền, giới thiệu kết quả pháp điển đến đối tượng chịu sự tác động của các quy phạm pháp luật thuộc chủ đề Đất đai và 35 đề mục; thực hiện rà soát, sớm xử lý hoặc kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật đối với các văn bản quy phạm pháp luật không còn được áp dụng trên thực tế mà chưa có văn bản tuyên bố các văn bản này hết hiệu lực.

6. Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an thu hồi biển số 80A, 80B đã cấp cho doanh nghiệp

Theo chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Công an kiên quyết thu hồi biển số 80A, 80B của 516 xe đã cấp cho các doanh nghiệp, tổng hợp báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/6/2017.

Ảnh có tính chất minh họa (nguồn internet)

Ngày 14/6, trên Cồng thông tin điện tử Chính phủ đã thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng về việc xử lý xe ôtô do doanh nghiệp biếu, tặng và thu hồi biển số xe 80 cấp cho doanh nghiệp.

Cụ thể, các Bộ, ngành và địa phương khẩn trương thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp nhận, sử dụng xe ô tô do doanh nghiệp biếu, tặng tại thông báo số 127/TB-VPCP ngày 10/3/2017 và công văn số 2718/VPCP-KTTH ngày 22/3/2017 của Văn phòng Chính phủ.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: “Bộ Công an tiếp tục thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ kiên quyết thu hồi biển số 80A, 80B của 516 xe đã cấp cho các DN, tổng hợp báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30-6-2017”.

7. Tổng thống Putin đối thoại với người dân Nga: Ai sẽ là Tổng thống Nga nhiệm kỳ tới?

Tổng thống Vladimir Putin cho biết chỉ có nhân dân Nga mới có thể quyết định ai sẽ là Tổng thống tiếp theo của họ.

Vladimir Putin bắt đầu với nhận xét rằng ông muốn gửi đi một tín hiệu tích cực về tương lai. Rằng Nga đang quay trở lại với sự tăng trưởng.

Tổng thống Putin bước vào studio. Bên tổ chức nhận được hơn 2 triệu cuộc gọi. Đa số các câu hỏi xoay quanh tương lại nước Nga. Có rất nhiều nhận xét lạc quan về tương lai đất nước này.

Phiên hỏi và trả lời hôm (15/6) là lần thứ 15 Tổng thống Nga Vladimir Putin đối thoại trực tiếp với người dân khắp cả nước.

Cuộc đối thoại năm ngoái (2016) đã kéo dài 3 tiếng 40 phút. Trong cuộc đó, nhà lãnh đạo Nga đã trả lời 80 câu hỏi từ 3 triệu người dân, các câu hỏi được tập hợp qua nhiều phương tiện liên lạc khác nhau.

truc tiep tong thong nga putin doi thoai voi dan lan thu 15 hinh 17

Tổng thống Putin tại trường quay của Truyền hình quốc gia Nga (Ảnh: Sputnik)

Hôm (15/6), qua kênh truyền hình, phát thanh lớn và mạng internet, Tổng thống Nga Putin đối thoại trực tiếp với người dân. Hình thức đối thoại trực tiếp này được ông Putin thực hiện từ năm 2001 và ông đã tiến hành 14 cuộc.

8. Tháp 27 tầng bốc cháy ở London

Một tòa tháp chung cư 27 tầng ở thủ đô London, Anh, bốc cháy, nhiều người có thể vẫn còn mắc kẹt phía trong.

Ngọn lửa bùng phát từ tầng 26. Sở cứu hỏa London ra thông báo cho biết ngọn lửa bắt đầu từ tầng 26 tháp Grenfell. Cơ quan này đã điều động nhiều nguồn lực để dập lửa. Sở cứu hỏa các khu vực lân cận như North Kensington, Kensington, Hammersmith và Paddington cũng tham gia hỗ trợ.

2017-06-14T053608Z-950809554-R-2955-6737

Tòa tháp Grenfell chìm trong khói đen. Ảnh: Reuters

Lực lượng cứu hỏa dập lửa ở Grenfell. Ảnh: Reuters.

Lực lượng cứu hỏa dập lửa ở Grenfell. Ảnh: Reuters.

‘Ít nhất 30 người bị thương’
Cơ quan Xe cứu thương London xác nhận đã có 30 người được chuyển đến 5 bệnh viện. Hơn 20 xe cứu thương cùng nhân viên y tế vẫn ở lại hiện trường, phối hợp cùng các cơ quan khẩn cấp khác.
“Ưu tiên của chúng tôi là đánh giá mức độ và bản chất các vết thương, đảm bảo những người bị nặng được chữa trị và chuyển tới bệnh viện trước tiên”, cơ quan này cho biết.

2017-06-14T054652Z-1607356643-2985-7019-

Đám cháy nhìn từ xa. Ảnh: Reuters

‘Có vài trăm người trong tháp’
Nick Paget-Brown, đứng đầu hội đồng khu vực Kensington và Chelsea, nói có khoảng “vài trăm người” ở tháp Grenfell. Ông đang tìm cách xác định có chính xác bao nhiêu người bên trong tòa nhà khi vụ cháy xảy ra.

4000-4459-1497419632.jpg

Khu vực xung quanh tòa nhà bốc cháy được phong tỏa. Ảnh: AFP

1-2315-1497419633.jpg

Nhân viên cứu hỏa có mặt tại hiện trường. Ảnh: Reuters

9. Ông Trump đối mặt với vụ kiện lớn nhất trong lịch sử Tổng thống Mỹ

Hôm (14/6), hơn 190 nghị sĩ đảng Dân chủ quyết định kiện Tổng thống Donald Trump lên tòa án liên bang trước cáo buộc ông Trump nhận tiền từ chính phủ nước ngoài thông qua hoạt động kinh doanh mà không được Quốc hội Mỹ phê chuẩn.

Reuters cho hay, theo các nghị sĩ đảng Dân chủ, ông Trump đã không thông qua Quốc hội Mỹ về việc các chính phủ nước ngoài chi trả tiền cho hàng trăm doanh nghiệp của ông này kể từ khi ông Trump chính thức nhậm chức hồi tháng Một. Trong khi đó, hiến pháp Mỹ lại yêu cầu Tổng thống cần phải báo cáo những việc này.

Tổng thống Mỹ Donald Trump rời căn cứ không quân Andrews ở Maryland trên Không lực Một vào ngày 13/6

Hiện Nhà Trắng chưa đưa ra bất cứ bình luận nào liên quan tới thông tin trên song khẳng định những lợi nhuận kinh doanh của ông Trump không vi phạm quy định của Hiến pháp. Tổ chức Trump cũng cho hay sẽ tặng khoản lợi nhuận từ khách hàng đại diện cho các chính phủ nước ngoài cho Bộ Tài chính Mỹ song yêu cầu không công bố rõ danh tính của những khách hàng này.

Theo hai nghị sĩ Mỹ, ít nhất 30 thành viên trong Thượng viện và 166 đại diện của đảng Dân chủ đã quyết định kiện Tổng thống Trump. Đây cũng là số nghị sĩ kiện một Tổng thống Mỹ lớn nhất từ trước tới nay.

Anh Nga (tổng hợp)

Vấn đề – sự kiện nổi bật tuần qua (18/9 – 22/9)

(Kiemsat.vn) - Khai mạc trọng thể Hội nghị VKSND các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam – Trung Quốc lần thứ nhất; Phó Viện trưởng VKSNDTC Trần Công Phàn tiếp Đoàn đại biểu VKSND tỉnh Luông Pha Băng, Lào; Nhiều cán bộ, nguyên cán bộ cao cấp bị Ủy ban kiểm tra Trung ương yêu cầu kỷ luật; Đề nghị tổng kiểm tra việc bổ nhiệm cán bộ trên cả nước... là những tin tức đáng chú ý tuần qua.

Vấn đề – sự kiện nổi bật tuần qua (11/9 – 15/9)

(Kiemsat.vn) - Xin mời quý vị và các bạn cùng Kiemsat.vn điểm lại những sự kiện, vấn đề nổi bật tuần qua.
(0) Bình luận

Bài viết chưa có bình luận nào.

lên đầu trang