“Siết” quảng cáo sản phẩm trong hoạt động kinh doanh đa cấp
(kiemsat.vn) Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 18/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 40/2018/NĐ-CP ngày 12/3/2018 về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.
Đặc điểm pháp lý của tội phạm lừa đảo trong kinh doanh đa cấp
Hiện tượng Tâm Lộc Phát kêu gọi đầu tư với lãi suất khủng: Bóng dáng vòng xoáy tài chính đa cấp
Công ty Truyền thông Tâm Lộc Phát: Hợp đồng hợp tác kinh doanh với các điều khoản “mập mờ” bất lợi đối với nhà đầu tư
![]() |
Kinh doanh theo phương thức đa cấp là hoạt động kinh doanh sử dụng mạng lưới người tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh, trong đó, người tham gia được hưởng hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác từ kết quả kinh doanh của mình và của những người khác trong mạng lưới. |
Theo đó, Nghị định số 18/2023/NĐ-CP bổ sung khoản 13, 14 Điều 40 Nghị định số 40/2018/NĐ-CP về trách nhiệm của doanh nghiệp bán hàng đa cấp. Cụ thể, doanh nghiệp bán hàng đa cấp phải đảm bảo tối thiểu 20% doanh thu bán hàng đa cấp trong một năm tài chính là doanh thu từ khách hàng không phải là người tham gia bán hàng đa cấp của doanh nghiệp đó.
Doanh nghiệp bán hàng đa cấp không cung cấp thông tin về thực phẩm bằng hình thức sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế, thư cảm ơn, lời cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế; không cung cấp thông tin về thực phẩm có nội dung đăng tải, dẫn, trích dẫn hoặc nêu ý kiến người bệnh mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh.
Đồng thời, bổ sung khoản 5 Điều 41 Nghị định số 40/2018/NĐ-CP quy định trách nhiệm của người tham gia bán hàng đa cấp không cung cấp thông tin về thực phẩm bằng hình thức sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế, thư cảm ơn, lời cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế; không cung cấp thông tin về thực phẩm có nội dung đăng tải, dẫn, trích dẫn hoặc nêu ý kiến người bệnh mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh.”
Ngoài ra, Nghị định số 18/2023/NĐ-CP cũng sửa đổi, bổ sung một số điều kiện đối với tổ chức đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định số 40/2018/NĐ-CP.
Cụ thể, thành viên đối với công ty hợp danh, chủ sở hữu đối với doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên, cổ đông đối với công ty cổ phần, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp không bao gồm tổ chức hoặc cá nhân từng giữ một trong các chức vụ nêu trên tại doanh nghiệp bán hàng đa cấp đã bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định của Nghị định số 42/2014/NĐ-CP ngày 14/5/2014 của Chính phủ về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp và Nghị định này trong thời gian doanh nghiệp đó đang hoạt động bán hàng đa cấp.
Trong trường hợp tổ chức đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là doanh nghiệp có nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là chủ sở hữu hoặc thành viên hoặc cổ đông, tất cả các nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đó phải có thời gian hoạt động bán hàng đa cấp trong thực tế tối thiểu là 03 năm liên tục ở một nước, vùng lãnh thổ trên thế giới.
Đối với thông báo tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo về bán hàng đa cấp, Nghị định số 18/2023/NĐ-CP quy định như sau: Trường hợp hội nghị, hội thảo, đào tạo về bán hàng đa cấp có sự tham dự của từ 30 người trở lên hoặc có sự tham dự của từ 10 người tham gia bán hàng đa cấp trở lên mà không phải là cuộc họp hoặc sự kiện nội bộ, doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm thông báo tới Sở Công Thương tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trước khi thực hiện.
Trường hợp hội nghị, hội thảo, đào tạo về bán hàng đa cấp tổ chức theo hình thức trực tuyến có sự tham gia của người tham gia bán hàng đa cấp tại một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, doanh nghiệp thông báo đến Sở Công Thương của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đó.
Trường hợp hội nghị, hội thảo, đào tạo về bán hàng đa cấp tổ chức theo hình thức trực tuyến có sự tham gia của người tham gia bán hàng đa cấp tại nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, doanh nghiệp thông báo đến Sở Công Thương nơi doanh nghiệp có trụ sở chính.”
Nghị định số 18/2023/NĐ-CP cũng bổ sung quy định "Doanh nghiệp không phải thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương trong trường hợp chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp trên phạm vi toàn quốc".
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 20/6/2023. Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, các doanh nghiệp bán hàng đa cấp đã được cấp xác nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương có trách nhiệm đáp ứng điều kiện đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương theo quy định của Nghị định này.
Công ty TNHH Unicity Marketing Việt Nam và Công ty TNHH Nu Skin Enterprises Việt Nam bị xử phạt do có hành vi vi phạm về kinh doanh đa cấp
Xử phạt nhiều doanh nghiệp đa cấp: Hoằng Đạt, New Image Việt Nam, Herbalife Việt Nam bị xướng tên
-
1Thống nhất với chủ trương cho phép chuyển đổi các ngạch Kiểm sát viên và Điều tra viên
-
2Thí điểm VKSND khởi kiện vụ án dân sự nhằm bảo vệ lợi ích công và nhóm dễ bị tổn thương
-
3Đồng chí Hoàng Quốc Việt - Tấm gương mẫu mực của ngành Kiểm sát nhân dân
-
4Quy định rõ nhiệm vụ và quyền hạn theo từng ngạch Kiểm sát viên
-
5Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự là cần thiết nhằm giải quyết kịp thời một số vấn đề cấp bách phát sinh từ thực tiễn
-
6Quốc hội thông qua Nghị quyết về việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV
-
7Hai vị Viện trưởng đầu tiên với sự nghiệp "Trồng người của ngành Kiểm sát"
-
8Cơ chế, chính sách tạo đột phá trong xây dựng pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật
-
9VKSND tối cao tham dự Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị
Bài viết chưa có bình luận nào.