Siết chặt xử lý VPHC trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm
(kiemsat.vn) Bộ Công thương đang xây dựng Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhằm siết chặt xử phạt vi phạm hành chính trong trong các hoạt động này.
Thanh tra chính phủ: Chủ trì xây dựng hệ thống dữ liệu chung về phòng, chống tham nhũng
Những lỗi khi đảng viên vi phạm về hôn nhân, gia đình sẽ bị khai trừ Đảng
Ảnh minh họa (internet) |
Theo đó, Dự thảo đưa ra mức phạt từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau: Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng có số lượng từ 30 kilôgam đến dưới 40 kilôgam hoặc từ 30 lít đến dưới 40 lít; buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 1.000 bao đến dưới 1.200 bao; buôn bán pháo nổ từ 4 kilôgam đến dưới 5 kilôgam.
Mức phạt từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm: Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng có số lượng từ 40 kilôgam đến dưới 50 kilôgam hoặc từ 40 lít đến dưới 50 lít; Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 1.200 bao đến dưới 1.500 bao; buôn bán pháo nổ từ 5 kilôgam đến dưới 6 kilôgam; buôn bán hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 35.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
Trong trường hợp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, các hành vi vi phạm sau chịu mức phạt 100.000.000 đồng: Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng có số lượng từ 50 kilôgam trở lên hoặc từ 50 lít trở lên; buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 1.500 bao trở lên; buôn bán pháo nổ từ 6 kilôgam trở lên..
Đối với hành vi sản xuất hàng cấm, mức phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định trên. Các mức tiền phạt này cũng được áp dụng xử phạt hành chính đối với: người có hành vi vận chuyển hàng cấm; chủ kho tàng, bến bãi, nhà ở có hành vi tàng trữ hàng cấm; người có hành vi giao nhận hàng cấm.
Kèm theo các mức phạt tiền người vi phạm có thể phải chịu các hình thức phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả: Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định; tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc và vật khác được sử dụng để sản xuất hàng cấm; tịch thu phương tiện vận tải được sử dụng để vận chuyển hàng cấm. Buộc tiêu hủy tang vật là hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng, môi trường, đồ chơi có hại cho giáo dục nhân cách và sức khỏe trẻ em, văn hóa phẩm có nội dung độc hại; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định...
Đồng thời, Dự thảo Nghị định sửa đổi cũng định nghĩa lại thế nào là hàng giả.
Cụ thể, hàng giả bao gồm:
- Hàng hóa có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; hàng hoá không có giá trị sử dụng, công dụng hoặc có giá trị sử dụng, công dụng không đúng so với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký;
- Hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng, đặc tính kỹ thuật cơ bản tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng hoặc quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;
- Thuốc giả theo quy định tại Khoản 33 Điều 2 của Luật Dược năm 2016 và dược liệu giả theo quy định tại Khoản 34 Điều 2 của Luật Dược năm 2016;
- Thuốc thú ý, thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất; hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng; không đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;
- Hàng hoá có nhãn hàng hoá, bao bì hàng hoá giả mạo tên, địa chỉ thương nhân sản xuất hoặc nhập khẩu, phân phối hàng hoá; giả mạo mã số đăng ký lưu hành hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của thương nhân khác;
- Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo về nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa;
- Tem, nhãn, bao bì giả.
Chi tiết Dự thảo xem tại đây.
Xem thêm bài viết >>>
Hàng hóa thế nào là hàng giả?
-
1Chỉ thị về tăng cường công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong ngành Kiểm sát nhân dân
-
2Rút kinh nghiệm về việc xét, lập hồ sơ đề nghị khen thưởng các phong trào thi đua theo chuyên đề năm 2024
-
3Các văn bản hướng dẫn Luật Đất đai năm 2024 mới nhất
-
4Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
-
5 Quy định mới về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng
-
6Quy định mới về áp dụng biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án dân sự
-
7Khám chữa bệnh bằng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VnelD
-
8Quy định mới về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
-
9Trình tự tiếp nhận công chức không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý từ ngày 06/11/2024
Bài viết chưa có bình luận nào.