Phê chuẩn quyết định khởi tố thêm 15 bị can giúp sức cho cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết
(kiemsat.vn) VKSND tối cao vừa phê chuẩn Quyết định khởi tố bị can, Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú và Lệnh khám xét đối với 15 bị can có hành vi giúp sức cho cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết và đồng phạm về hành vi “Thao túng thị trường chứng khoán” theo quy định tại Điều 211 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết bị khởi tố thêm về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”
VKSND tối cao phê chuẩn Quyết định khởi tố Phó Tổng Giám đốc FLC Faros vì giúp sức cho Trịnh Văn Quyết lừa đảo chiếm đoạt hơn 6.400 tỉ đồng
Xử lý dứt điểm các vụ việc liên quan đến Việt Á, AIC, FLC, Vạn Thịnh Phát, đăng kiểm, y tế, giáo dục…
Mở rộng điều tra vụ án, căn cứ vào các tài liệu thu thập được có trong hồ sơ vụ án, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố thêm15 bị can gồm: Nguyễn Thị Thanh Phương; Bùi Ngọc Tú; Nguyễn Thị Thu Thơm; Quách Thị Xuân Thu; Trần Thị Lan (là nhân viên Công ty CP Chứng khoán BOS) và Trịnh Văn Đại; Nguyễn Văn Mạnh; Trịnh Văn Nam; Nguyễn Quang Trung, Nguyễn Thị Hồng Dung; Trịnh Thị Thanh Huyền; Nguyễn Thị Nga; Trịnh Tuân; Đỗ Thị Huyền Trang và Hoàng Thị Huệ (là người quen, họ hàng, nhân viên của bị can Trịnh Văn Quyết).
Các bị can trên đã có hành vi giúp sức cho Trịnh Văn Quyết, Trịnh Thị Minh Huế và đồng phạm “Thao túng thị trường chứng khoán”, thu lời bất chính số tiền 667.666.580.202 đồng.
Cơ quan chức năng khám xét trụ sở Tập đoàn FLC. |
Hành vi của 15 bị can nêu trên đã đủ yếu tố cấu thành tội “Thao túng thị trường chứng khoán”, quy định tại Điều 211 Bộ luật Hình sự năm 2015, đồng phạm với vai trò giúp sức.
Ngày 23/6/2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã thi hành các thủ tục tố tụng và tổ chức khám xét chỗ ở, nơi làm việc tại 21 địa điểm đối với các bị can.
Điều 211 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định tội “Thao túng thị trường chứng khoán” như sau:
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho nhà đầu tư từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác hoặc thông đồng với nhau liên tục mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo;
b) Thông đồng với người khác đặt lệnh mua và bán cùng loại chứng khoán trong cùng ngày giao dịch hoặc thông đồng với nhau giao dịch mua bán chứng khoán mà không dẫn đến chuyển nhượng thực sự quyền sở hữu hoặc quyền sở hữu chỉ luân chuyển giữa các thành viên trong nhóm nhằm tạo giá chứng khoán, cung cầu giả tạo;
c) Liên tục mua hoặc bán chứng khoán với khối lượng chi phối vào thời điểm mở cửa hoặc đóng cửa thị trường nhằm tạo ra mức giá đóng cửa hoặc giá mở cửa mới cho loại chứng khoán đó trên thị trường;
d) Giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác liên tục đặt lệnh mua, bán chứng khoán gây ảnh hưởng lớn đến cung cầu và giá chứng khoán, thao túng giá chứng khoán;
đ) Đưa ra ý kiến một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua phương tiện thông tin đại chúng về một loại chứng khoán, về tổ chức phát hành chứng khoán nhằm tạo ảnh hưởng đến giá của loại chứng khoán đó sau khi đã thực hiện giao dịch và nắm giữ vị thế đối với loại chứng khoán đó;
e) Sử dụng các phương thức hoặc thực hiện các hành vi giao dịch khác để tạo cung cầu giả tạo, thao túng giá chứng khoán.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Thu lợi bất chính 1.500.000.000 đồng trở lên;
c) Gây thiệt hại cho nhà đầu tư 3.000.000.000 đồng trở lên;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 5.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
d) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
-
1VKSND TP Hà Tĩnh phối hợp tổ chức phiên tòa giả định tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông
-
2VKSND quận Cầu Giấy: Kiến nghị phòng ngừa tội phạm gây rối trật tự công cộng do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn
-
3Quảng Nam: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác giải quyết các vụ án liên quan đến đất đai
-
4VKSND tối cao tổ chức diễn tập phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ năm 2024
-
5VKSND quận Liên Chiểu phối hợp với Tòa án tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm xét xử vụ án ma túy
-
6Những trường hợp áp dụng Bảng giá đất theo Luật Đất đai 2024
-
7VKSND TP. Hải Dương kiểm sát việc tiêu hủy pháo nổ trong vụ án hình sự
-
8VKSND huyện Vân Canh ban hành kiến nghị phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật trên địa bàn
-
9VKSND tỉnh Quảng Nam kiến nghị Chủ tịch UBND TP. Hội An về vấn đề liên quan đến người nước ngoài thuê xe tự lái vi phạm pháp luật Việt Nam
Bài viết chưa có bình luận nào.