Cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết bị khởi tố thêm về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”
(kiemsat.vn) Cơ quan CSĐT Bộ Công an vừa ra Quyết định bổ sung Quyết định khởi tố bị can đối với Trịnh Văn Quyết và các cá nhân có liên quan để điều tra về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Quyết định nêu trên đã được VKSND tối cao phê chuẩn.
Khởi tố bị can, bắt tạm giam nguyên Thẩm phán TAND huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình
Giao hữu bóng đá giữa VKSND tối cao Việt Nam và VKSND tối cao Lào
Phóng sự ảnh: Những cảm xúc đặc biệt ở trận giao hữu bóng đá giữa VKSND tối cao Việt Nam và VKSND tối cao Lào
Các bị can cùng bị khởi tố về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 gồm: Hương Trần Kiều Dung, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Chứng khoán BOS kiêm Phó Chủ tịch Thường trực Công ty cổ phần Tập đoàn FLC; Trịnh Thị Thúy Nga, nguyên thành viên Hội đồng quản trị kiêm Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Chứng khoán BOS và Trịnh Thị Minh Huế, nguyên nhân viên kế toán thuộc Ban kế toán, Công ty cổ phần Tập đoàn FLC.
Bị can Trịnh Văn Quyết bị khởi tố thêm về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” |
Theo kết quả điều tra ban đầu, cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết và các bị can trên đã có hành vi nâng khống vốn của Công ty cổ phần Xây dựng FLC Faros để lừa đảo chiếm đoạt hàng nghìn tỉ đồng.
Đến nay, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt tạm giam đối với Trịnh Văn Quyết và 04 bị can gồm: Trịnh Thị Minh Huế, nguyên nhân viên kế toán thuộc Ban kế toán, Công ty cổ phần Tập đoàn FLC; Hương Trần Kiều Dung, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Chứng khoán BOS kiêm Phó Chủ tịch Thường trực Công ty cổ phần Tập đoàn FLC; Trịnh Thị Thúy Nga, nguyên thành viên Hội đồng quản trị kiêm Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Chứng khoán BOS và Nguyễn Quỳnh Anh, nguyên Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Chứng khoán BOS liên quan đến hành vi thao túng thị trường chứng khoán.
Hiện, vụ việc đang được Cơ quan chức năng tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật./.
Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” như sau:
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
g) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản".
Kon Tum: Chủ tịch UBND huyện Kon Plông bị đề nghị cách hết chức vụ trong Đảng
Người nghiện ma túy đủ 12 đến dưới 18 tuổi được xem xét cai nghiện bắt buộc
-
1VKSND TP Hà Tĩnh phối hợp tổ chức phiên tòa giả định tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông
-
2VKSND quận Cầu Giấy: Kiến nghị phòng ngừa tội phạm gây rối trật tự công cộng do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn
-
3Quảng Nam: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác giải quyết các vụ án liên quan đến đất đai
-
4VKSND tối cao tổ chức diễn tập phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ năm 2024
-
5VKSND quận Liên Chiểu phối hợp với Tòa án tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm xét xử vụ án ma túy
-
6Những trường hợp áp dụng Bảng giá đất theo Luật Đất đai 2024
-
7VKSND huyện Vân Canh ban hành kiến nghị phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật trên địa bàn
-
8VKSND TP. Hải Dương kiểm sát việc tiêu hủy pháo nổ trong vụ án hình sự
-
9VKSND tỉnh Quảng Nam kiến nghị Chủ tịch UBND TP. Hội An về vấn đề liên quan đến người nước ngoài thuê xe tự lái vi phạm pháp luật Việt Nam
Bài viết chưa có bình luận nào.