Phạm vi hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự
(kiemsat.vn) Thông qua hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự góp phần nâng cao hoạt động hiệu quả điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án đối với các vụ án hình sự có yếu tố nước ngoài.
Chứng minh trong tố tụng hình sự
Hoàn thành vòng đàm phán thứ nhất Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa CHXHCN Việt Nam và Cộng hòa Séc
Kế hoạch triển khai thi hành Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 lần đầu tiên ghi nhận chế định hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự với 02 chương; gồm 7 điều (từ Điều 340 đến Điều 346) và Luật tương trợ tư pháp năm 2007 được ban hành có hiệu lực từ 01/7/2008. Hai đạo luật này đã tạo nền tảng pháp lý…cho các cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam và ở nước ngoài phối hợp, hỗ trợ nhau thực hiện các hoạt động hỗ trợ tư quốc tế trong tố tụng hình sự như: Tương trợ tư pháp về hình sự, dẫn độ và chuyển giao người chấp hành án phạt tù…
Tuy nhiên, trước bối cảnh hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, tình hình tội phạm, nhất là tội phạm có yếu tố quốc tế, xuyên quốc gia phát sinh ngày càng nhiều về số lượng, gia tăng về mức độ phức tạp, thủ đoạn phạm tội. Theo đó, nhiều yêu cầu mới về hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự đã nảy sinh trong thực tiễn và được ghi nhận trong nhiều điều ước quốc tế đa phương, song phương mà Việt Nam đã ký kết, nhưng chưa được Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 và Luật tương trợ tư pháp năm 2003 điều chỉnh.
Chính vì vậy, BLTTHS năm 2015 đã có sửa đổi, bổ sung nhiều quy định liên quan nhằm hướng tới mục tiêu hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc thực hiện hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự. Đáng chú ý là quy định mới về phạm vi hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự tại Điều 491. Theo đó, Điều 491 đã quy định cụ thể, rõ ràng hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự là gì? cũng như xác định phạm vi các hoạt động hợp tác quốc tế trong TTHS gồm những hoạt động gì? Cụ thể như sau:
– Hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự là việc các cơ quan có thẩm quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài phối hợp, hỗ trợ nhau để thực hiện hoạt động phục vụ yêu cầu điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.
– Hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự gồm tương trợ tư pháp về hình sự; dẫn độ; tiếp nhận, chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù và các hoạt động hợp tác quốc tế khác được quy định tại Bộ luật này, pháp luật về tương trợ tư pháp và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
– Hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại, theo quy định của Bộ luật này, pháp luật về tương trợ tư pháp và quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan./.
Ngân Hà
Những trường hợp không được bồi thường thiệt hại trong tố tụng hình sự
VIỆT NAM – ISRAEL: Từ quá khứ đến tương lai
-
1Chỉ thị về tăng cường công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong ngành Kiểm sát nhân dân
-
2Rút kinh nghiệm về việc xét, lập hồ sơ đề nghị khen thưởng các phong trào thi đua theo chuyên đề năm 2024
-
3Các văn bản hướng dẫn Luật Đất đai năm 2024 mới nhất
-
4Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
-
5 Quy định mới về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng
-
6Quy định mới về áp dụng biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án dân sự
-
7Khám chữa bệnh bằng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VnelD
-
8Quy định mới về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
-
9Trình tự tiếp nhận công chức không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý từ ngày 06/11/2024
Bài viết chưa có bình luận nào.