Ông Võ Văn Thưởng được Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước
(kiemsat.vn) Sáng ngày 2/3/2023 tại Nhà Quốc hội, Quốc hội khóa XV họp kỳ bất thường lần thứ 4 đã bầu ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư làm Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhiệm kỳ 2021-2026.
Khắc phục hạn chế, bất cập trong thực tiễn thi hành Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014
Trung ương đang tháo gỡ khó khăn về thuốc, vật tư y tế cho các bệnh viện
Đảng viên VKSND tối cao dự Hội nghị nghiên cứu, học tập, quán triệt nội dung cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực
![]() |
Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Võ Văn Thưởng làm lễ Tuyên thệ trước Quốc hội. |
Tại kỳ họp bất thường lần thứ 4 Quốc hội khóa XV, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có Tờ trình đề nghị Quốc hội xem xét bầu ông Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư khóa XIII, đại biểu Quốc hội khóa XV thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng giữ chức vụ Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhiệm kỳ 2021-2026.
Các đại biểu Quốc hội đã tiến hành biểu quyết thông qua danh sách và bầu Chủ tịch nước bằng hình thức bỏ phiếu kín. Kết quả kiểm phiếu cho thấy, đã có 487/488 tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 98,38% tổng số đại biểu Quốc hội. Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bầu chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Võ Văn Thưởng.
Sau khi được bầu, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tuyên thệ nhậm chức trước Quốc hội theo quy định.
Trước đó, ngày 01/3/2023, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã họp để xem xét và cho ý kiến về công tác cán bộ. Trong đó Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định giới thiệu nhân sự để bầu giữ chức Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Ông Võ Văn Thưởng sinh ngày 13/12/1970; vào Đảng ngày: 18/11/1993; quê quán: xã An Phước, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long; là cán bộ cấp cao của Đảng được đào tạo, có năng lực, uy tín và kinh nghiệm công tác tương đối toàn diện, đã kinh qua nhiều vị trí lãnh đạo quan trọng của Trung ương và địa phương.
Ông là Ủy viên Bộ Chính trị: khóa XII, XIII; Thường trực Ban Bí thư khóa XIII, Bí thư Trung ương Đảng khóa XII, Ủy viên Trung ương Đảng: Khóa X (dự khuyết), XI, XII, XIII; Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương: Khóa XII; Đại biểu Quốc hội: Khóa XII, XIV, XV; Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Công bố và trao các quyết định của Viện trưởng VKSND tối cao về công tác cán bộ
-
1Hoàn thiện cơ sở pháp lý về tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân bảo đảm phù hợp với việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy
-
2Trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
-
3Các thế hệ cán bộ ngành Kiểm sát nhân dân mãi mãi biết ơn và noi gương đồng chí Hoàng Quốc Việt
-
4Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV: Bàn về những quyết sách lịch sử trong giai đoạn cách mạng mới của đất nước
-
5Quốc hội thông qua Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
-
6Thống nhất một số nội dung tổ chức đại hội đảng bộ các cấp
-
7Đổi mới tư duy, tạo xung lực mới, khí thế mới để phát triển kinh tế tư nhân
-
8Đồng chí Hoàng Quốc Việt - Người Viện trưởng đầu tiên của Viện kiểm sát nhân dân
-
9Chủ tịch nước Lương Cường: Mục tiêu của cải cách tư pháp là phải gần dân, bảo vệ dân
Bài viết chưa có bình luận nào.