Nữ Việt kiều chưa phải trả thưởng 55 tỷ đồng cho luật gia
Bản án buộc mẹ con bà Khanh (Việt kiều Mỹ) trả gần 55 tỷ đồng cho luật gia, vì có công đòi được nhà, bị cho là chưa có căn cứ.
TANDTC hướng dẫn cách xác định người đại diện, hoạt động của HTX
Người lao động “được gì” khi bị đơn phương chấm dứt hợp đồng?
Nguyên đơn có thể lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp
TAND Tối cao vừa kháng nghị, yêu cầu Hội đồng thẩm phán giám đốc thẩm hủy 2 bản án buộc mẹ con bà Vương Thị Khanh (Việt kiều Mỹ) trả cho luật gia Đặng Đình Thịnh 55 tỷ đồng hứa thưởng đòi nhà. Cơ quan này đề nghị giao hồ sơ cho TAND TP HCM xét xử lại.
Theo kháng nghị, năm 2007-2008 ông Thịnh, bà Khanh và con trai Nguyễn Đắc Quang, đã lập nhiều phụ lục hợp đồng, cam kết hứa thưởng cho luật gia 15% sau đó tăng lên 35% giá trị căn nhà nếu đòi được. Cam kết này được lập tại Hoa Kỳ và có công chứng, song không được hợp pháp hóa lãnh sự của cơ quan có thẩm quyền.
Ông Thịnh tại phiên xử phúc thẩm hồi năm ngoái. Ảnh: H. D.
Trong quá trình giải quyết vụ án, bà Khanh chỉ thừa nhận ký hợp đồng hứa thưởng ngày 3/1/2007 tại TP HCM với ông Thịnh, mức thưởng là 15% giá trị nhà đất lấy lại được. Thỏa thuận sau đó tại Hoa Kỳ về việc tăng mức thưởng lên 35% do ông Thịnh xuất trình thì bà Khanh không ký.
Ông Nguyễn Đắc Quang cũng khai chỉ đồng ý trả cho luật gia tiền công sức dựa trên những chi phí hợp lý.
“Tòa án cấp phúc thẩm và sơ thẩm chưa xác định có đúng bà Khanh, ông Quang ký các thỏa thuận trên hay không. Việc tòa phúc thẩm căn cứ vào bản thỏa thuận ký tại California không được hợp pháp hóa lãnh sự để buộc bà Khanh, ông Quang trả cho ông Thịnh hơn 54 tỷ đồng (tương đương 35% giá trị nhà đất) là không đúng quy định”, kháng nghị nêu.
Ngoài ra, TAND Tối cao cho rằng, nhà đất thuộc sở hữu vợ chồng bà Khanh. Năm 2004 chồng bà này mất, họ còn có 9 người con chung. Hợp đồng hứa thưởng cho luật gia chỉ có bà Khanh và ông Quang ký, cần xác định ý kiến của 8 người con còn lại.
Theo nội dung vụ kiện, khi gia đình bà Khanh xuất cảnh, căn nhà 446-448 đường Nguyễn Thị Minh Khai được Nhà nước quản lý theo diện “vắng chủ”. Khi về Việt Nam, bà Khanh và con trai muốn xin lại.
Năm 2007, mẹ con bà Khanh ủy quyền cho luật gia Thịnh làm các thủ tục đòi lại căn nhà và hứa thưởng 15% giá trị nếu đòi được. Năm sau, mẹ con bà Khanh tiếp tục lập các thỏa thuận, cam kết tại Mỹ rằng “ông Thịnh sẽ thay mặt bà Khanh liên hệ các cơ quan có thẩm quyền để đòi nhà, bà Khanh sẽ trả thưởng cho ông Thịnh 35% tổng giá trị nhà và đất sau khi đòi lại được”.
Sau nhiều năm luật gia làm đơn gửi các cơ quan địa phương và trung ương, ngày 28/6/2011, Bộ Xây dựng ra quyết định trả nhà cho bà Khanh. Khoảng một tuần sau, UBND TP HCM cũng ban hành quyết định trả nhà cho nữ Việt kiều.
Căn nhà đang là tài sản bị nhiều bên tranh chấp. Ảnh: H. D.
Ông Thịnh đề nghị thân chủ thực hiện cam kết trả thưởng nhưng mẹ con bà Khanh không thực hiện, nên khởi kiện ra tòa. Trước khi bà Khanh được trả lại căn nhà, cũng như trong thời ký phát sinh tranh chấp giữa luật gia và thân chủ, ông Quang đã thực hiện nhiều giao dịch mua bán căn nhà, nhận tiền cọc 210 tỷ đồng cũng như lập di sản thừa kế với toàn bộ tài sản nói trên.
Hồi đầu tháng 2/2015, TAND TP HCM xử sơ thẩm đã buộc mẹ con bà Khanh phải thực hiện hợp đồng hứa thưởng cho nguyên đơn, trả lại tiền cọc cho người mua căn nhà.
Bản án này bị VKSND TP HCM kháng nghị hủy một phần do vi phạm tố tụng. Luật gia Thịnh kháng cáo, đề nghị tách quan hệ tranh chấp hứa thưởng của ông ra giải quyết. Những người có quyền và nghĩa vụ liên quan cũng kháng cáo…
Hơn một năm trước, TAND Cấp cao tại TP HCM xử phúc thẩm, chấp nhận một phần kháng nghị của VKS, một phần kháng cáo của ông Thịnh, buộc đồng bị đơn là bà Khanh và ông Quang trả cho ông Thịnh gần 55 tỷ đồng hứa thưởng.
Theo vnex.prss
-
1Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
-
2Luật Tư pháp người chưa thành niên chính thức được Quốc hội thông qua
-
3VKSND quận Thanh Khê ban hành kiến nghị phòng ngừa tội phạm đối với người dưới 18 tuổi
-
4Quốc hội thông qua Luật Địa chất và khoáng sản
-
5VKSND quận Cẩm Lệ phối hợp với TAND cùng cấp xét xử lưu động các vụ án hình sự về ma túy và sử dụng con dấu tài liệu giả của cơ quan, tổ chức
Bài viết chưa có bình luận nào.