Những hành vi cản trở hoạt động tố tụng có thể bị xử lý hành chính hoặc truy cứu TNHS

10/09/2018 09:01

(kiemsat.vn)
Theo quy định của BLTTDS năm 2015, BLTTHS năm 2015, Luật TTHC năm 2015, BLHS năm 2015 thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà một số hành vi cản trở hoạt động tố tụng hình sự, dân sự, hành chính có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

1. Cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc khai báo gian dối

Người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật, người bào chữa thực hiện hành vi khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật khi làm chứng của người làm chứng; kết luận giám định sai sự thật của giám định viên; cố ý dịch sai sự thật của người phiên dịch hoặc người dịch thuật trong hoạt động tố tụng dân sự (theo quy tại khoản 2, 3, 4 Điều 489 BLTTDS năm 2015); khai báo gian dối của người làm chứng hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật của người khác; kết luận gian dối của người giám định, người định giá tài sản trong hoạt động tố tụng hình sự (theo quy tại khoản 2, 4 Điều 466 BLTTHS năm 2015); cung cấp tài liệu sai sự thật khi làm chứng của người làm chứng; cố ý dịch sai sự thật của người phiên dịch hoặc người dịch thuật trong hoạt động tố tụng hành chính (theo quy tại khoản 2, 8 Điều 318 LTTHC năm 2015) có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Tội cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc khai báo gian dối” theo Điều 382 BLHS năm 2015.

2. Từ chối khai báo, từ chối kết luận giám định, định giá tài sản hoặc từ chối cung cấp tài liệu

Người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người dịch thuật thực hiện hành vi: từ chối khai báo khi làm chứng của người làm chứng; từ chối kết luận giám định của giám định viên hoặc từ chối cung cấp tài liệu mà không có lý do chính đáng của người dịch thuật; trong hoạt động tố tụng dân sự (theo quy tại khoản 2, 3 Điều 489 BLTTDS năm 2015); từ chối khai báo của người làm chứng hoặc từ chối cung cấp tài liệu, đồ vật của người dịch thuật; từ chối kết luận giám định, định giá tài sản mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan của người giám định, người định giá tài sản trong hoạt động tố tụng hình sự (theo quy tại khoản 3, 4 Điều 466 BLTTHS năm 2015); từ chối khai báo của người làm chứng, từ chối kết luận giám định hoặc từ chối cung cấp tài liệu mà không có lý do chính đáng, kết luận giám định sai sự thật của giám định viên trong hoạt động tố tụng hành chính (theo quy tại khoản 2, 3 Điều 318 LTTHC năm 2015) có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Tội từ chối khai báo, từ chối kết luận giám định, định giá tài sản hoặc từ chối cung cấp tài liệu” theo Điều 383 BLHS năm 2015. Điều 383 BLHS năm 2015, tùy theo mức độ mà phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm hoặc người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”.

Ảnh minh họa

 3. Mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác trong việc khai báo, cung cấp tài liệu

Bất cứ người nào thực hiện hành vi: mua chuộc,cưỡng ép nhằm buộc người khác ra làm chứng gian dối, buộc người giám định kết luận sai với sự thật khách quan, buộc người phiên dịch dịch không trung thực, không khách quan, không đúng nghĩa trong hoạt động tố tụng dân sự (theo quy tại khoản 7, 8, 9 Điều 489 BLTTDS năm 2015); mua chuộc, sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người làm chứng ra làm chứng hoặc buộc người khác ra làm chứng gian dối; nhằm ngăn cản người bị hại tham gia tố tụng hoặc buộc người bị hại khai báo gian dối; nhằm ngăn cản người giám định, người định giá tài sản thực hiện nhiệm vụ hoặc buộc người giám định, người định giá tài sản kết luận sai với sự thật khách quan; nhằm ngăn cản người phiên dịch, người dịch thuật thực hiện nhiệm vụ hoặc buộc người phiên dịch, người dịch thuật dịch gian dối; nhằm ngăn cản đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân khác tham gia tố tụng;trong hoạt động tố tụng hình sự (theo quy tại khoản 5, 6, 7 ,8 9 Điều 466 BLTTHS năm 2015); cưỡng ép, mua chuộc, sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người làm chứng ra làm chứng hoặc buộc người khác ra làm chứng gian dối; nhằm ngăn cản người giám định thực hiện nhiệm vụ hoặc buộc người giám định kết luận sai với sự thật khách quan; nhằm ngăn cản người phiên dịch thực hiện nhiệm vụ hoặc buộc người phiên dịch dịch không trung thực, không khách quan, không đúng nghĩa trong hoạt động tố tụng hành chính (theo quy tại khoản 4, 5, 6 Điều 318 LTTHC năm 2015) có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Tội mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác trong việc khai báo, cung cấp tài liệu” theo Điều 384 BLHS năm 2015.

4. Gây rối trật tự phiên tòa, phiên họp

Bất cứ người nào thực hiện hành vi vi phạm nội quy phiên tòa quy định tại Điều 234 của BLTTDS năm 2015 và vi phạm tại phiên họp của (theo quy tại khoản 1, 4 Điều 491 BLTTDS năm 2015), xúc phạm, xâm hại đến sự tôn nghiêm, uy tín của Tòa án, danh dự, nhân phẩm, sức khỏe của người tiến hành tố tụng hoặc những người khác thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của Tòa án (theo quy tại Điều 492 BLTTDS năm 2015) trong hoạt động tố tụng dân sự; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; đe doạ, sử dụng vũ lực hoặc có hành vi khác cản trở hoạt động tố tụng của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; vi phạm nội quy phiên tòa, nội quy phiên họp của Tòa án (theo quy tại Điều 466, khoản 1, 4 Điều 467 BLTTHS năm 2015) trong hoạt động tố tụng hình sự; vi phạm nội quy phiên tòa quy định tại Điều 153 của Luật TTHC năm 2015, vi phạm nội quy phiên họp của Tòa án; xúc phạm uy tín của Tòa án, danh dự, nhân phẩm của những người tiến hành tố tụng hoặc những người khác thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của Tòa án (theo quy tại khoản 1, 3 Điều 316, Điều 317 LTTHC năm 2015) trong hoạt động tố tụng hành chính có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Tội gây rối trật tự phiên tòa, phiên họp” theo Điều 391 BLHS năm 2015.

5. Chống người thi hành công vụ

Bất cứ người nào thực hiện hành vi: cản trở người tiến hành tố tụng tiến hành xem xét thẩm định tại chỗ, định giá, giám định và ngăn cản việc cấp, giao, nhận, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng của Tòa án (theo quy tại khoản 6 Điều 489 và khoản 4 Điều 493 BLTTDS năm 2015 trong hoạt động tố tụng dân sự; ngăn cản việc cấp, giao, nhận hoặc thông báo văn bản tố tụng của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng (theo quy tại khoản 4 Điều 466 BLTTHS năm 2015) trong hoạt động tố tụng hình sự; cản trở người tiến hành tố tụng xem xét, thẩm định tại chỗ, quyết định định giá, quyết định trưng cầu giám định hoặc xác minh, thu thập chứng cứ khác theo quy định của Luật TTHC năm 2015 (theo quy tại khoản 7 Điều 318 LTTHC năm 2015) trong hoạt động tố tụng hành chính có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Chống người thi hành công vụ” theo Điều 330 BLHS năm 2015.

Xem thêm>>>

Trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng

Hành vi cản trở hoạt động tố tụng hình sự có thể bị truy cứu TNHS

09 hành vi cản trở hoạt động tố tụng hành chính sẽ bị xử lý nghiêm

(0) Bình luận

Bài viết chưa có bình luận nào.

lên đầu trang