"Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam vừa mang tính phổ quát, vừa có tính đặc thù"
(kiemsat.vn) Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, mô hình Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam vừa mang tính phổ quát của nhân loại, vừa có tính đặc thù, định hướng xã hội chủ nghĩa.
Sáng 19/10, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì phiên họp thứ 2 Ban chỉ đạo Đề án Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030 định hướng đến năm 2045. Cùng tham dự có các Phó Chủ tịch Quốc hội và thành viên Ban chỉ đạo.
Tại cuộc họp này, Ban chỉ đạo xem xét thông qua dự thảo báo cáo chuyên đề số 10 hoàn thiện cơ chế phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền tư pháp giữa các cơ quan, tổ chức trong hoạt động tư pháp đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Cho ý kiến dự thảo báo cáo chuyên đề số 12 hoàn thiện cơ chế bảo vệ Hiến pháp đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Nghe Tiểu ban số 1 và Tiểu ban số 2 báo cáo tiến độ chuẩn bị báo cáo chuyên đề thứ 9 chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật tổ chức thi hành pháp luật đến năm 2030 định hướng đến năm 2045 đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và báo cáo chuyên đề số 11 đổi mới tổ chức nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội, đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Phát biểu kết luận tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết: "Tất cả các ý kiến đều đề cao triển khai thực hiện chuyên đề và tiểu ban. Các chuyên đề đều có quá trình chuẩn bị rất công phu, khoa học, bài bản, nghiêm túc, cơ bản bám sát tiến độ Ban chỉ đạo Trung ương cũng như kế hoạch do Đảng, Đoàn Quốc hội ban hành. Huy động trí tuệ tổ chức nhiều hoạt động để lấy ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học. Thứ hai là Ban chỉ đạo cũng như cá nhân tôi đánh giá cao nội dung chất lượng của các chuyên đề, đảm bảo cơ bản cả về lý luận, thực tiễn, định hướng, giải pháp kiến nghị, đáp ứng được yêu cầu Ban chỉ đạo Đảng đoàn nhận được sự đồng tình lớn của Ban chỉ đạo Trung ương"
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị, bốn báo cáo chuyên đề được thảo luận hôm nay đều có một số nguyên tắc chung, đó là, nhà nước pháp quyền là giá trị chung của nhân loại. Mô hình Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam vừa mang tính phổ quát của nhân loại, vừa có tính đặc thù, định hướng xã hội chủ nghĩa. Bộ máy Nhà nước cũng có điểm đặc thù khác về nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc quyền lực Nhà nước, thống nhất sự phân công, phối hợp kiểm soát giữa cơ quan thực thi quyền. Vì thế, các chuyên đề cần quán triệt, tuân thủ, bảo đảm thể hiện rõ các đặc điểm này. Đồng thời, cũng phải bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo những quan điểm chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước đối với lực lượng này.
Đồng tình với quan điểm của các chuyên đề được chia thành 2 mốc thời gian, đó là chặng 10 năm và một chặng từ 2030 đến năm 2045, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, cách làm này cần bám sát vào Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, trong đó có chiến lược phát triển kinh tế, xã hội 10 năm (2021-2030). Giai đoạn 2030-2045, các chuyên đề cần nghiên cứu, tham khảo các chuyên đề khác về cải cách tư pháp, thống nhất các giải pháp
Các chuyên đề cần tiếp tục đôn đốc tiến độ, bám sát kế hoạch, tăng cường công tác phối hợp, kết nối thông tin giữa các tiểu ban trong nội bộ của Quốc hội cũng như tiểu ban tiểu ban khác để đảm bảo tính kế thừa, đồng bộ, thống nhất trong tổng thể chung của đề án.
Về một số ý kiến cụ thể trong chuyên đề số 10 hoàn thiện cơ chế phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền tư pháp giữa các cơ quan, tổ chức trong hoạt động tư pháp đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao sự chuẩn bị công phu, nghiêm túc, chặt chẽ, khoa học do Uỷ ban Tư pháp thực hiện; đề nghị cần nghiên cứu, tiếp thu, giải trình ý kiến các thành viên Ban chỉ đạo để hoàn thiện và trình Đảng đoàn Quốc hội xin ý kiến thông qua trước khi chính thức gửi cho Ban chỉ đạo Trung ương.
Bàn một số vấn đề cụ thể về quyền tư pháp, hoạt động tư pháp và cơ quan tư pháp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng: "Trong những nguyên lý về giám sát quyền lực, phân công, phối hợp và kiểm soát, đầu tiên là phải hoàn thiện bộ máy bên trong. Trong đề án này, cần kiến nghị giải pháp là phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp để hoàn thiện hệ tổ chức hoạt động của từng cơ quan trong khối tư pháp, thực hiện quyền tư pháp và hoạt động tư pháp để đảm bảo việc giám sát chặt chẽ, tránh lạm quyền trong thực thi."
Về cơ chế phân công, phối hợp phải có những quy định pháp luật. Nếu vi phạm sẽ có chế tài, đồng thời cần công khai, minh bạch mọi hoạt động. Đặc biệt, cần tham khảo thêm các chuyên đề khác về cải cách tư pháp để thống nhất các định hướng giải pháp, nhất là các nội dung cải cách tư pháp lớn đã được đề ra trong Nghị quyết 49 mà hiện nay vẫn chưa thực hiện được.
Tại chuyên đề số 12, Chủ tịch Quốc hội lưu ý, tại Điều 119 Hiến pháp chỉ có quy định là cơ chế bảo vệ Hiến pháp do luật định, nhưng thực tế chưa có luật nào quy định, kể cả Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức Tòa án. Do đó, việc đánh giá cần căn cứ vào tình hình thực tiễn vận hành về cơ chế bảo vệ Hiến pháp, vai trò của từng cơ quan trong đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; đồng thời nghiên cứu kinh nghiệm trong quá trình xây dựng pháp luật luật và Hiến pháp năm 2013./.
-
1Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình phiên chất vấn và trả lời chất vấn
-
2Báo chí muốn giữ vững “trận địa”, phải làm khác mạng xã hội
-
3Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ VKSND tối cao lần thứ 18
-
4Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai các giải pháp giảm nguồn cầu về ma túy
-
5Ngày 20/11, Quốc hội tiếp tục bước vào đợt 2 của Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV
Bài viết chưa có bình luận nào.