Người trầm cảm có nguy cơ tự tử cao gấp 25 lần so với người khác
Tổ chức Y tế Thế giới ước tính năm 2015, Việt Nam có khoảng 3.564.000 người bị rối loạn trầm cảm, chiếm 4% dân số. Đó là thông tin được Bộ Y tế đưa ra tại buổi míttinh hưởng ứng Ngày sức khỏe thế giới, với chủ đề “Hãy cùng trò chuyện để phòng chống trầm cảm,” diễn ra ngày 7.4 tại Trường THCS Đoàn Thị Điểm, Hà Nội.
Vinamilk khởi động hành trình chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi năm 2017
Quạt máy – kẻ giết người thầm lặng trong phòng ngủ
Tiêm hormon kìm hãm dậy thì sớm ở trẻ, những điều cha mẹ cần biết
BS BV Bạch Mai tư vấn cho một bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm (Ảnh: TA)
Trầm cảm là một rối loạn tâm thần thường gặp, là nguyên nhân hàng đầu gây ra gánh nặng tàn tật, làm cho hàng triệu người bị giảm hoặc mất sức lao động tại Việt Nam. Các nghiên cứu cho thấy, người trầm cảm có nguy cơ tự tử cao gấp 25 lần so với người khác. Trên thế giới, mỗi năm có gần 800.000 người chết vì tự tử và đây là nguyên nhân thứ 2 gây tử vong ở độ tuổi 15-29. Ở Việt Nam, ước tính mỗi năm có gần 5.000 người tử vong do tự tử.
Tại buổi lễ míttinh hưởng ứng ngày sức khỏe thế giới với chủ đề phòng chống trầm cảm, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh, trầm cảm đang là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng trên toàn cầu cũng như Việt Nam. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trầm cảm, trầm cảm thường xảy ra ở những người bị căng thẳng, bị sang chấn tâm lý trong cuộc sống, học tập, trong quan hệ gia đình, xã hội hoặc sau khi mắc bệnh khác. Hậu quả của trầm cảm gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, khả năng học tập, lao động của người bệnh và dễ dẫn đến những hành động khó kiểm soát và có thể là tự tử.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy các chương trình can thiệp mới chỉ triển khai thí điểm tại một số địa phương trên quy mô nhỏ. Do vậy, hầu hết những người bị trầm cảm trong cộng đồng vẫn chưa được phát hiện, chưa được quản lý điều trị và chăm sóc đầy đủ, đồng thời đa số người dân còn chưa có hiểu biết đúng về bệnh này dẫn đến kỳ thị, phân biệt đối xử với người rối loạn trầm cảm.
Tiến sĩ Lại Đức Trường – chuyên gia Văn phòng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam đánh giá, trong thời gian qua, công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần nói chung ở Việt Nam đã từng bước được quan tâm, tuy nhiên đối với hoạt động phòng, chống trầm cảm nói riêng cũng còn nhiều khó khăn, thách thức. Công tác đầu tư nguồn kinh phí so với nhu cầu cần có vẫn còn khiêm tốn hơn nhiều nước khác, vì vậy, hệ thống giám sát, thông tin của sức khỏe tâm thần chưa đầy đủ.
Chính vì vậy, Bộ Y tế coi trầm cảm là một vấn đề ưu tiên trong chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần. Để dự phòng và kiểm soát trầm cảm hiệu quả, ngành y tế cần tiếp tục tăng cường năng lực hệ thống y tế tuyến cơ sở để cung cấp các dịch vụ dự phòng, phát hiện sớm, quản lý, tư vấn, chăm sóc cùng với phối hợp để phát triển các dịch vụ tâm lý trị liệu, phục hồi chức năng và hỗ trợ xã hội cho người mắc bệnh ở cộng đồng.
Nhân dịp này, Bộ Y tế cũng đề nghị Tổ chức Y tế thế giới, các cơ quan, tổ chức quốc tế và trong nước tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Bộ Y tế và các Bộ, ngành liên quan để phối hợp, hỗ trợ, cùng chung tay phòng, chống trầm cảm nói riêng và chăm sóc sức khỏe tâm thần nói chung.
Theo Báo Lao động
9 triệu chứng nhận biết ung thư cần chú ý
Bạn muốn sống lâu hãy học người Đức
-
1Chỉ thị về tăng cường công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong ngành Kiểm sát nhân dân
-
2Rút kinh nghiệm về việc xét, lập hồ sơ đề nghị khen thưởng các phong trào thi đua theo chuyên đề năm 2024
-
3Các văn bản hướng dẫn Luật Đất đai năm 2024 mới nhất
-
4Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
-
5 Quy định mới về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng
-
6Quy định mới về áp dụng biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án dân sự
-
7Khám chữa bệnh bằng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VnelD
-
8Quy định mới về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
-
9 Thành lập VKSND thị xã Mộc Châu trên cơ sở kế thừa VKSND huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La
Bài viết chưa có bình luận nào.