Nghệ An: Tiếp tục đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành thực hiện có hiệu quả các chỉ tiêu, nhiệm vụ
(kiemsat.vn) Nghệ An là tỉnh nằm ở khu vực Bắc Trung bộ, có 21 đơn vị hành chính cấp huyện, với diện tích tự nhiên hơn 16.000 Km2, dân số sơn 3,2 triệu người; có tuyến biên giới kéo dài 419,5 km tiếp giáp với 3 tỉnh Hủa Phăn, Xiêng Khoảng và Bô-ly-khăm-xay nước CHDCND Lào.
VKSND tỉnh Nghệ An: không để tin báo, tố giác tồn đọng kéo dài hay quá hạn luật định
VKSND tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh: Công bố, trao quyết định tiếp nhận và điều động công chức
VKSND tỉnh Nghệ An khen thưởng Kiểm sát viên đạt Giải thưởng "Cán bộ, công chức, viên chức trẻ giỏi" toàn quốc lần thứ V
Năm 2018, kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục phát triển tích cực; tình hình an ninh trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh được giữ vững. Tuy nhiên, tội phạm trên địa bàn tỉnh vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp, tăng cả về số vụ và số đối tượng phạm tội. Trong năm 2018, Cơ quan chức năng đã khởi tố 2.646 vụ/4.640 bị can (tăng 397 vụ, 756 bị can so với cùng kỳ); đáng chú ý tội phạm về ma túy chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu tội phạm (chiếm tỷ lệ 40,3%). Các tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại, khiếu kiện hành chính tuy có giảm về số vụ so với cùng kỳ năm 2017, nhưng tính chất các vụ việc ngày càng phức tạp, liên quan đến nhiều người, nhất là các tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất; các khiếu kiện hành chính phần lớn là các khiếu kiện liên quan đến quản lý Nhà nước về đất đai.
VKSND tỉnh Nghệ An nhận “Cờ thi đua của Chính phủ” năm 2018. |
Trước yêu cầu nhiệm vụ chính trị và chuyên môn, để phát huy những kết quả đạt được, tạo sự chuyển biến tích cực, toàn diện trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, thực hiện có hiệu quả Chỉ thị công tác năm 2019 của Viện trưởng Viện KSND tối cao; VKSND hai cấp tỉnh Nghệ An phải thực hiện tốt những nhiệm vụ, giải pháp sau đây:
Một là, đổi mới, tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành theo hướng sâu sát, kịp thời và linh hoạt; tăng cường vai trò, trách nhiệm, nêu gương của người đứng đầu cơ quan, đơn vị; tập trung chỉ đạo thực hiện khâu công tác đột phá “Nâng cao chất lượng, hiệu quả bản yêu cầu điều tra, hoạt động hỏi cung, kỹ năng tranh tụng của Kiểm sát viên, không để xảy ra oan sai, bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, hạn chế án trả hồ sơ điều tra bổ sung”.
Hai là, chỉ đạo thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp nhằm chống oan, sai và bỏ lọt tội phạm; tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra; làm tốt công tác tập huấn nghiệp vụ, thông báo rút kinh nghiệm; tăng cường công tác tổ chức các phiên tòa rút kinh nghiệm, nhất là việc tổ chức các phiên tòa trực tuyến, qua đó để Kiểm sát viên trau dồi kỹ năng nghiệp vụ, bản lĩnh nghề nghiệp, đảm bảo việc truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để xảy ra oan, sai và bỏ lọt tội phạm; tăng cường công tác kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu đối với các cơ quan tư pháp thông qua việc thực hiện tốt chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp; tăng cường hiệu lực, hiệu quả các bản kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu của Viện kiểm sát; chú trọng đánh giá, phân tích tình hình, nguyên nhân vi phạm để ban hành kiến nghị phòng ngừa đối với các cơ quan chức năng trong công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm.
Ba là, tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn, thông báo rút kinh nghiệm cho VKSND cấp huyện. Ngay từ đầu năm, các phòng nghiệp vụ phải xây dựng kế hoạch công tác và hướng dẫn công tác cho cấp huyện, xác định các nhiệm vụ trọng tâm mà phòng nghiệp vụ cần thực hiện và chỉ đạo, thời gian thực hiện, hoàn thành. Giao cho các phòng nghiệp vụ, tổng hợp những khó khăn vướng mắc của cấp huyện trong quá trình áp dụng pháp luật, nhất là các quy định của BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, tổ chức họp liên Ngành hoặc làm công văn trao đổi liên Ngành để thống nhất hướng dẫn nghiệp vụ cho cấp huyện. Đồng thời tổng hợp Báo cáo vụ nghiệp vụ VKSND tối cao và Vụ pháp chế để xin ý kiến hướng dẫn, chỉ đạo, nhằm tháo gỡ những khó khăn vướng mắc cho VKSND cấp dưới.
Bốn là, chú trọng công tác tổ chức cán bộ, gắn công tác xây dựng Đảng, xây dựng ngành với công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên. Thực hiện tốt công tác đánh giá, quy hoạch, bổ nhiệm, điều chuyển, bố trí cán bộ, công chức bảo đảm về tiêu chuẩn, phù hợp với vị trí việc làm, phát huy năng lực, sở trường công tác; thực hiện nghiêm chủ trương của Ban cán sự Đảng VKSND tỉnh về việc giao thêm nhiệm vụ cho Kiểm sát viên trung cấp ở một số đơn vị cấp phòng để điều hòa khối lượng công việc, giúp Kiểm sát viên có điều kiện phát triển toàn diện. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống, ý thức trách nhiệm cho cán bộ, Kiểm sát viên; nâng cao ý thức tôn vinh, cộng sự, chia sẽ giữa cán bộ, công chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị, giữa cấp dưới và cấp trên. Tổ chức thực hiện nghiêm Nghị quyết Trung ương 6 (Khóa XII) về “một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
Năm là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giữ nghiêm kỷ cương, kỷ luật; tăng cường mối quan hệ gắn bó, đoàn kết, chia sẻ, cộng sự của tập thể lãnh đạo, toàn thể cán bộ, công chức, người lao động của cơ quan, đơn vị, tạo nên sức mạnh góp phần bảo đảm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của Ngành. Mỗi một cán bộ, công chức, người lao động luôn luôn phải nêu cao ý thức trách nhiệm, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị bảo đảm có bản lĩnh chính trị vững vàng, năng lực trong quá trình thực thi công vụ; lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện phải thực sự “công bằng, trách nhiệm, gương mẫu”; cấp dưới phải “trung thực, tận tụy, trách nhiệm” trong công việc.
Sáu là, luôn tranh thủ sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương, Viện trưởng VKSND hai cấp chủ động xây dựng mối quan hệ tốt với cấp ủy, tăng cường quan hệ phối hợp tốt, chặt chẽ với các cơ quan tư pháp nhằm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của Ngành và trong thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương.
Bảy là, tăng cường và nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành và công tác nghiệp vụ, bảo đảm bảo mật nghiệp vụ, an toàn thông tin. Tổ chức thực hiện tốt các phong trào thi đua; nâng cao chất lượng công tác thi đua khen thưởng bảo đảm thực chất, công bằng nhằm tạo động lực cho tập thể, cá nhân trong quá trình thực thi nhiệm vụ.
Bài viết chưa có bình luận nào.