Năm 2018: Đẩy mạnh việc tổ chức các lớp bồi dưỡng về kỹ năng kiểm sát
(kiemsat.vn) Ngày 28/02/2018, VKSND tối cao ban hành Hướng dẫn thực hiện Kế hoạch về việc đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Kiểm sát năm 2018. Điểm đáng chú ý của Kế hoạch năm nay là tiếp tục giới thiệu những công chức, viên chức có trình độ chuyên môn, các Kiểm sát viên có kinh nghiệm làm giảng viên thỉnh giảng tại các cơ sở đào tạo của Ngành.
Năm 2018: Tăng cường đào tạo nghiệp vụ kiểm sát cho công chức, viên chức ngành Kiểm sát
Công đoàn VKSND tối cao phát động thi đua năm 2018
Theo đó, đối tượng được cử đi đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát gồm: công chức, viên chức trong biên chế, đã có bằng cử nhân luật và đã được công nhận hết thời gian tập sự. Đồng thời, những công chức, viên chức được cử đi bồi dưỡng nghiệp vụ phải đang thực hiện hoặc dự kiến điều động thực hiện nhiệm vụ ở khâu công tác đó. Không cử một người đi học nhiều lớp trong một năm.
Hướng dẫn phân công nhiệm vụ cho các đơn vị: Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội; Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại Thành phố Hồ Chí Minh, yêu cầu hai đơn vị trên cần ra soát, hoàn thiện hệ thống giáo trình giáo trình, chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng bảo đảm phù hợp với những quy định mới cùa pháp luật để phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập.
![]() |
Lớp bồi dưỡng Kỹ năng tranh tụng tại phiên tòa Hình sự sơ thẩm cho Kiểm sát viên của VKSND TP.Hà Nội |
Cần đẩy mạnh việc tổ chức các lớp bồi dưỡng về: Kỹ năng kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường có tử thi trong các vụ việc có dấu hiệu của tội phạm giết người, hiện trường cháy nổ; Kỹ năng tranh tụng của Kiểm sát viên; Kỹ năng chuyên sâu về chiến thuật điều tra, hỏi cung, lẩy lời khai và tâm lý học điều tra tội phạm. Theo đó. trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với các đơn vị thuộc VKSND tối cao nghiên cứu, biên soạn chương trình bồi dưỡng trình Hội đồng thẩm định VKSND tối cao theo quy định.
Thời gian bồi dưỡng là 01 tuần/01 lớp, tại các cơ sở đào tạo của Ngành; khuyến khích VKSND địa phương phối hợp với các cơ sở đào tạo của Ngành tổ chức các lớp bồi dưỡng tại chỗ hoặc theo cụm. Đối tượng bồi dưỡng là Kiểm sát viên trung cấp và Kiểm sát viên sơ cấp của VKSND 4 cấp (trừ Lãnh đạo VKSND cấp tỉnh và tương đương).
Về việc cử giảng viên đi thỉnh giảng: Các đơn vị trong Ngành cần tạo điều kiện thuận lợi để công chức, viên chức của đơn vị là giảng viên thỉnh giảng tham gia công tác đào tạo, bồi dưỡng tại các cơ sở đào tạo của Ngành. Đồng thời, tiếp tục giới thiệu những công chức, viên chức có trình độ chuyên môn, khả năng giảng dạy, nhất là những Kiểm sát viên có kinh nghiệm để làm giảng viên thỉnh giảng tại các cơ sở đào tạo của Ngành.
Việc sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cần thực hiện đúng theo quy định của Nhà nước, của Ngành và theo mục 3 Hướng dẫn số 19/HD-VKSTC ngày 12/02/2018 của VKSND tối cao về việc thực hiện dự toán ngân sách Nhà nước năm 2018.
-
1Hội thảo trao đổi kinh nghiệm về Chế định kiểm sát tố tụng công ích của Trung Quốc
-
2Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
-
3Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: "Vươn mình trong hội nhập quốc tế"
-
4Công bố Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
5Nghị quyết phiên họp chuyên đề của Chính phủ về xây dựng pháp luật tháng 3 năm 2025
Bài viết chưa có bình luận nào.