Muốn giành lại quyền nuôi con sau ly hôn phải làm thế nào?
Vợ chồng tôi ly hôn cách đây 5 năm và khi đó vợ tôi được nhận nuôi cả 2 con gái (cháu lớn 4 tuổi, cháu nhỏ 13 tháng). Hiện giờ các cháu đã lớn, tôi muốn xin nuôi một trong hai cháu có được không?
Sau khi ly hôn bao lâu thì được kết hôn?
Tài sản được chia sau ly hôn, có phải nộp thuế thu nhập cá nhân?
![]() |
Ảnh minh họa |
Vấn đề của bạn, Kiemsat.vn trả lời như sau:
Tại Điều 84, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
“1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật Dân sự.
5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ”.
Như vậy, khi cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con hoặc người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Theo đó, bạn có thể thỏa thuận với mẹ của các con về việc nhận nuôi 1 cháu và con của bạn (trên 7 tuổi) có nguyện vọng muốn ở với bố. Nếu hai người thỏa thuận xong, bạn gửi đơn đến Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi bạn (hoặc mẹ của các con bạn) đang cư trú để yêu cầu công nhận thỏa thuận thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.
Trường hợp các bạn không thỏa thuận được với nhau thì bạn có thể làm đơn đến cơ quan, tổ chức nơi mẹ của các con bạn đang cư trú yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con theo quy định. Tuy nhiên, trong đơn yêu cầu thay đổi quyền trực tiếp nuôi con, bạn phải chứng minh được mẹ của con bạn không còn đủ điều kiện để trực tiếp nuôi dưỡng, giáo dục, chăm sóc các con (điều kiện kinh tế, điều kiện tinh thần, điều kiện sức khỏe, phẩm chất đạo đức, điều kiện công việc, điều kiện môi trường sống,…).
Việc bạn có thể có quyền được nuôi con hay không còn phụ thuộc vào sự xem xét, quyết định của Tòa án trên cơ sở bảo đảm tối đa các lợi ích của các con bạn.
-
123 VKSND cấp tỉnh, thành phố được thành lập sau hợp nhất và 355 VKSND khu vực
-
2Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 9: Nâng cao hiệu quả, tạo đột phá trong công tác tổ chức thi hành pháp luật
-
3Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật MTTQ Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở được thông qua
-
4Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
-
5Nghị quyết về cơ chế đặc biệt xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật
-
6Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân
-
7Quốc hội thông qua Luật Khoa học Công nghệ và Đổi mới sáng tạo
-
8Số lượng thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khoá XV là 20 người
-
9Giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội không phụ thuộc vào địa giới hành chính
Bài viết chưa có bình luận nào.