Luật PCTN sửa đổi: Vẫn không xem em chồng là “người thân”!

07/09/2017 04:24

Dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) không quy định xem em chồng là "người thân" mà mở rộng sang các đối tượng: Bố nuôi, mẹ nuôi, con nuôi, con dâu, con rể, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu.

Sáng nay 6-9, dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) đã được Ủy ban Tư pháp cho ý kiến thẩm tra.

Luật PCTN sửa đổi: Vẫn không xem em chồng là người thân! - Ảnh 1. Phiên họp thứ 7 của Ủy ban Tư pháp

Thay mặt cơ quan soạn thảo, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh cho biết dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi), (gọi tắt là Luật PCTN), có nhiều điểm mới.

Đáng chú ý tại Mục 3 – Xây dựng chế độ kiêm chính (mục mới so với Luật PCTN hiện hành) có Điều 23 của dự thảo luật quy định Quy tắc ứng xử đối với người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị (sửa đổi, bổ sung).

Điểm nổi bật so với pháp luật hiện hành của Điều 23 – Không bố trí là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị đối với người thuộc một trong các trường hợp sau: Có bố đẻ, bố nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu làm công tác tổ chức nhân sự, kế toán – tài vụ, làm thủ quỹ, thủ kho hoặc làm việc tại các vị trí có nguy cơ phát sinh tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mà người đó được dự kiến bố trí là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc.

Luật PCTN sửa đổi: Vẫn không xem em chồng là người thân! - Ảnh 2. Phiên toà xét xử vụ án Công ty CP VN Pharma – Ảnh: Quốc Chiến

Đặc biệt không được có vợ, chồng, bố đẻ, bố nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu là người quản lý, thành viên góp vốn, thành viên hợp danh, cổ đông sở hữu từ 10% cổ phần trở lên trong doanh nghiệp hoặc kinh doanh trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước trực tiếp của cơ quan, tổ chức, đơn vị mà người đó được dự kiến bố trí là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu.

Như vậy theo quy định của dự Luật PCTN (sửa đổi), thì em chồng của người đứng đầu sẽ không bị xét là “người thân” của người đứng đầu giống như trường hợp em chồng của Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến là Phó Giám đốc Công ty CP VN Pharma không vi phạm quy định của Luật PCTN.

Dự luật sửa đổi chỉ quy định mở rộng sang các đối tượng: Bố nuôi, mẹ nuôi, con nuôi, con dâu, con rể, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu.

Còn Luật PCTN hiện hành quy định: Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan không được để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi do mình quản lý trực tiếp.

Dự thảo luật cũng quy định người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị không được làm những việc sau: Tiếp nhận, tuyển dụng, bổ nhiệm, bố trí vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, bố đẻ, bố nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu làm công tác tổ chức nhân sự, kế toán – tài vụ, làm thủ quỹ, thủ kho hoặc làm việc tại các vị trí có nguy cơ phát sinh tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc hoặc mua bán hàng hóa, dịch vụ cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó.

Dự thảo Luật PCTN (sửa đổi) cũng quy định thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, (Tổng) Giám đốc, Phó (tổng) giám đốc, Kế toán trưởng và người giữ chức vụ quản lý khác trong doanh nghiệp nhà nước không được làm những việc sau: Để doanh nghiệp mà người quản lý, điều hành hoặc người sở hữu chính là vợ, chồng, bố đẻ, bố nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của mình giao dịch với doanh nghiệp nhà nước mà mình giữ chức vụ quản lý;

Bố trí vợ, chồng, bố đẻ, bố nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của mình làm công tác tổ chức nhân sự, kế toán – tài vụ, kế hoạch, làm thủ quỹ, thủ kho hoặc mua bán hàng hóa, dịch vụ cho doanh nghiệp nhà nước mà mình giữ chức vụ quản lý.

Dự thảo cũng quy định Quy tắc ứng xử đối với người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị (sửa đổi, bổ sung).

Cụ thể cán bộ, công chức, viên chức không được làm những việc sau đây: Thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp hoặc là thành viên góp vốn, thành viên hợp danh, cổ đông sở hữu từ 10% cổ phần trở lên trong doanh nghiệp, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

Làm tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, công việc thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc tham gia giải quyết;

Thành lập doanh nghiệp, giữ chức vụ quản lý, điều hành hoặc là thành viên góp vốn, thành viên hợp danh, cổ đông sở hữu từ 10% cổ phần trở lên trong doanh nghiệp thuộc lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý trong thời hạn 05 năm kể từ khi thôi giữ chức vụ, trừ trường hợp pháp luật khác có quy định thời hạn dài hơn thì áp dụng quy định của pháp luật đó; Sử dụng trái phép thông tin, tài liệu của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Trích điều 37 Luật phòng chống tham nhũng hiện hành Những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm 2. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, vợ hoặc chồng của những người đó không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước. 3. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị không được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán – tài vụ, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua bán vật tư, hàng hoá, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó. 4. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan không được để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi do mình quản lý trực tiếp.

Theo lao.dong.

Chống tham nhũng: Cần mở rộng diện công khai tài sản

(Kiemsat.vn) - Trong phiên làm việc ngày 6/11, nhiều ý kiến của Đại biểu Quốc hội trăn trở về việc thu hồi tài sản tham nhũng; đồng thời đưa ra những giải pháp cho vấn đề này.

Công khai tài sản của lãnh đạo để người dân giám sát: Cần làm ngay và làm thực chất

Trao đổi với Lao Động, ông Phạm Trọng Đạt - Cục trưởng Cục Chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ) - cho rằng, Ban Bí thư đưa ra Quyết định 99 về công khai tài sản của lãnh đạo để người dân giám sát là rất tốt, việc này cần làm và phải làm sát sao.
(0) Bình luận

Bài viết chưa có bình luận nào.

lên đầu trang