Lễ truy điệu và đưa tang nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười
(kiemsat.vn) Sau lễ truy điệu lúc 9h, thi hài cố Tổng bí thư Đỗ Mười sẽ qua nhiều tuyến phố Hà Nội trước khi ông an nghỉ tại quê nhà ở xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì.
Ông Nguyễn Bắc Son bị cách chức Ủy viên Trung ương khoá XI
Trình Bộ Chính trị hai phương án xử lý tài sản không rõ nguồn gốc
Cử hành trọng thể lễ viếng nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười
-
8h40
Trong sân nhà tang lễ, các lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã có mặt từ sớm. Đội tiêu binh tỉ mỉ lau dọn bát hương và linh xa.
Đoàn xe rước linh cữu trong sân nhà tang lễ.
Đội nghi lễ vào vị trí trước giờ truy điệu.
Đội tiêu binh chăm sóc linh xa. Ảnh: Ngọc Thành.
-
8h35
Bà Trần Tiếp Thuỷ, tóc bạc như cước, bắt xe buýt từ Bắc Giang đến Long Biên lúc 5h sáng nay. 6h30, bà đã đứng trước cổng nhà tang lễ. Bà chia sẻ lòng kính trọng các thế hệ lãnh đạo xưa như ông Đỗ Mười. Vì vậy bà muốn đến tiễn đưa người quá cố về tận nơi an nghỉ cuối cùng, cầu kinh niệm phật cho vong hồn ông được siêu thoát.
Bà Trần Tiếp Thuỳ. Ảnh: Bảo Hà.
Ông Nguyễn Xuân Hùng (90 tuổi, ở thị trấn Vân Đình, Ứng Hòa, Hà Nội) gắn bó với nguyên Tổng bí thư trong thời gian trốn khỏi nhà tù Hỏa Lò. Gia đình nuôi giấu cán bộ cách mạng, ông Hùng khi ấy mới hơn 10 tuổi, làm hoa tiêu dẫn đường cho ông Đỗ Mười khắp vùng Ứng Hòa (nay thuộc tỉnh Hà Nam).
"Anh ấy luôn xưng hô thân mật với tôi là mày - tao. Mỗi lần tôi dẫn đi hoạt động bí mật, anh thường đùa tao mà bị bắt thì mày cũng tiêu. Mới ra tù, anh gầy và xanh xao lắm. Mẹ tôi lúc nào cũng xót xa", ông Hùng kể lại.
-
8h30
Tại TP HCMCùng thời điểm với Hà Nội, lễ truy điệu nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười sẽ được cử hành trang trọng tại Hội trường Thống Nhất lúc 9h. Đội tiêu binh và đoàn quân nhạc vào vị trí từ nhiều giờ trước khi buổi lễ diễn ra. Các chiến sĩ đứng trang nghiêm hai bên di ảnh nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười.
Nghi lễ do Văn phòng Chính phủ điều hành với sự tham dự của hơn 1.000 người, bao gồm cả nguyên lãnh đạo Trung ương, thành phố cùng đại diện các cơ quan, đoàn thể, học sinh, sinh viên.
Từ sáng sớm, an ninh xung quanh khu vực được thắt chặt. Lực lượng công an, CSGT, kiểm soát quân sự... chốt chặn trước cổng chính Hội trường Thống Nhất. Tại các tuyến đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Pasteur, Huyền Trân Công Chúa, Hàn Thuyên, Nguyễn Thị Minh Khai, Lê Duẩn... cũng có khá đông cảnh sát.
Hôm qua (6/10), có hơn 320 tập thể và cá nhân đến viếng lễ tang tại Hội trường Thống Nhất.
-
8h30
Trước cổng nhà tang lễ Quốc gia, đoàn linh xa xếp thành hai hàng ngay ngắn trước cổng. Hai bên đường là hai hàng sinh viên tình nguyện ôm những bức ảnh kỷ niệm của cố Tổng bí thư lúc sinh thời. Đó là những khoảnh khắc ông đang cười rạng rỡ với thiếu nhi, là khi ông chăm chú ngắm nhìn một trẻ sơ sinh, hoặc say sưa diễn thuyết trước thanh niên... Bức ảnh nào cũng thể hiện sự tập trung cao độ của ông với con người, sự kiện thời điểm đó.
Các sinh viên cầm di ảnh cố Tổng bí thư trước cửa nhà tang lễ. Ảnh: Ngọc Thành
Hàng chục cụ già tóc bạc trắng đi bộ tới cổng nhà tang lễ chờ từ 7h sáng.
Những tuyến phố sẽ di quan nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười đều có lực lượng an ninh cắm chốt. Dọc phố Lê Duẩn, dây thừng nối dài qua các gốc cây, ngăn cách vỉa hè và lòng đường.
-
8h20
Nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười từ trần đêm 1/10 sau thời gian dài điều trị bệnh, hưởng thọ 101 tuổi.
Tang lễ ông tổ chức theo nghi thức quốc tang trong hai ngày, thứ bảy và chủ nhật. Lễ viếng ông đã diễn ra cả ngày hôm qua tại Nhà tang lễ quốc gia Trần Thánh Tông (Hà Nội) và Hội trường Thống Nhất (TP HCM). Hàng trăm đoàn đại biểu, lãnh đạo Trung ương, các bộ ngành, lão thành cách mạng và đại sứ quán các nước đã dâng vòng hoa tỏ lòng thành kính.
Cố Tổng bí thư tham gia hoạt động cách mạng năm 1936; vào Đảng cộng sản Việt Nam tháng 6/1939.
Ông nguyên là Ủy viên dự khuyết Trung ương khóa II; Ủy viên Trung ương các khóa III, IV, V, VI, VII, VIII; Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị khóa IV; Ủy viên Bộ Chính trị các khóa V, VI, VII, VIII; Thường trực Ban Bí thư khóa VI; Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng) từ tháng 6/1988 đến tháng 6/1991; Tổng bí thư từ tháng 6/1991 đến tháng 12/1997; cố vấn Ban chấp hành Trung ương từ năm 1997 đến năm 2000; đại biểu Quốc hội các khóa II, IV, V, VI, VII, VIII và IX.
-
1Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình phiên chất vấn và trả lời chất vấn
-
2Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ VKSND tối cao lần thứ 18
-
3Ngày 20/11, Quốc hội tiếp tục bước vào đợt 2 của Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV
-
4Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai các giải pháp giảm nguồn cầu về ma túy
-
5VKSND tối cao thông qua dự thảo Chiến lược phát triển Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Bài viết chưa có bình luận nào.