Trình Bộ Chính trị hai phương án xử lý tài sản không rõ nguồn gốc
Thanh tra Chính phủ được giao hoàn thiện Dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi), trong đó có quy định xử lý tài sản không rõ nguồn gốc.
Thông báo về Lễ viếng, lễ truy điệu và lễ an táng nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười
Hội nghị Trung ương 8: Giảm nhiều loại tội phạm, nhưng tội phạm tham nhũng vẫn tăng
Ông Nguyễn Bắc Son bị cách chức Ủy viên Trung ương khoá XI
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa giao Thanh tra Chính phủ phối hợp với Ủy ban Tư pháp và các cơ quan hữu quan chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi). Trong đó, các đơn vị cần lưu ý về việc xử lý tài sản, thu nhập tăng thêm mà người có nghĩa vụ kê khai không giải trình được hợp lý về nguồn gốc (Điều 57 của Dự thảo Luật).
Thủ tướng đề nghị cơ quan thanh tra và các đơn vị liên quan tham mưu giúp Đảng đoàn Quốc hội chuẩn bị báo cáo Bộ Chính trị về 02 phương án.
Cụ thể, phương án một là thu hồi tài sản, thu nhập tăng thêm này theo trình tự xem xét, giải quyết tại Tòa án. Phương án 02 coi tài sản, nhu nhập tăng thêm mà người có nghĩa vụ kê khai không giải trình được hợp lý về nguồn gốc là thu nhập chưa nộp thuế và Nhà nước sẽ thu thuế thu nhập cá nhân.
![]() |
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga phát iểu tại kỳ họp thứ 27 của Ủy ban Tư pháp, sáng 10/9. Ảnh: QH |
Trước đó sáng 10/9, tại kỳ họp thứ 27 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho biết, hầu hết nội dung dự Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) đã được thống nhất, riêng quy định về xử lý tài sản, thu nhập tăng thêm không giải trình được hợp lý về nguồn gốc vẫn còn nhiều phương án và ý kiến khác nhau như: Giải quyết tại tòa án; thu thuế thu nhập cá nhân và xử phạt hành chính...
Theo bà Nga, với phương án một, khi người có nghĩa vụ kê khai không giải trình hợp lý về nguồn gốc tài sản, thu nhập, cơ quan kiểm soát sẽ chuyển kết luận xác minh và các tài liệu liên quan để yêu cầu tòa án xem xét, quyết định về tính hợp lý của việc giải trình.
Tòa án ra quyết định thu hồi tài sản, thu nhập tăng thêm nếu người có nghĩa vụ kê khai không giải trình hợp lý, và ngược lại, bác yêu cầu của cơ quan kiểm soát trong trường hợp người đó đã giải trình hợp lý.
Về phương án 02, cũng trong trường hợp người có nghĩa vụ kê khai không giải trình hợp lý về nguồn gốc tài sản, thu nhập, tuy nhiên Nhà nước không chứng minh được tài sản, thu nhập đó do phạm tội, vi phạm pháp luật mà có thì tạm coi đây là một khoản thu nhập phải chịu thuế; người kê khai phải nộp thuế thu nhập cá nhân (dự kiến là 45%).
Uỷ ban Tư pháp và cơ quan trình dự án là Thanh tra Chính phủ đề nghị lựa chọn phương án xem xét, giải quyết tại Tòa án. Tuy nhiên, vì còn các ý kiến khác nhau nên hai phương án trên được đề nghị báo cáo, xin ý kiến Bộ Chính trị.
Dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội tại kỳ họp dự kiến khai mạc ngày 22/10.
-
1Viện kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức Lễ báo công dâng Bác
-
2Công bố, trao quyết định về bộ máy và cán bộ của VKSND tối cao
-
3Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Tố tụng hình sự được Quốc hội thông qua
-
4Tiếp tục triển khai, hoàn thành nhiệm vụ sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính
-
5Quốc hội thông qua Nghị quyết về việc thi hành Luật Tổ chức của Tòa án và Viện Kiểm sát
-
6Kỳ họp thứ 9 là dấu mốc quan trọng trong lịch sử lập Hiến, lập pháp Quốc hội khoá XV
-
7Xây dựng ngành Kiểm sát nhân dân ngày càng chuyên nghiệp, hiện đại, góp phần thúc đẩy phát triển đất nước, phục vụ Nhân dân, vì Nhân dân
-
8VKSND khu vực tiếp nhận 13 nhiệm vụ, thực hiện thẩm quyền từ ngày 01/7/2025
-
9Sức mạnh của đoàn kết
Bài viết chưa có bình luận nào.