Làm rõ hiệu lực, hiệu quả của chính quyền cơ sở sau sắp xếp
(kiemsat.vn) Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu đánh giá chất lượng hoạt động của chính quyền địa phương, đội ngũ cán bộ, công chức ở cơ sở. Đánh giá hiệu quả công tác quản lý nhà nước, hiệu quả việc sử dụng ngân sách nhà nước và việc điều hành phát triển kinh tế - xã hội ở các đơn vị hành chính sau sắp xếp.
Trong lúc khó khăn, phải áp dụng biện pháp cấp bách để cứu nền kinh tế, hỗ trợ được người dân
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ Khánh thành Nhà máy Hayat Kimya Việt Nam tại Khu công nghiệp Becamex Bình Phước
![]() |
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường. |
Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường vừa ký thông báo số 786/TB-TTKQH kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về báo cáo kết quả bước đầu việc thực hiện giám sát chuyên đề về “Việc thực hiện các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019 - 2021”.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản tán thành với kết quả bước đầu của cuộc giám sát và dự kiến Kế hoạch khảo sát tại địa phương của Đoàn giám sát. Trên cơ sở các ý kiến thảo luận tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất kết luận:
Giao Đoàn giám sát tiếp thu tối đa ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để thực hiện tốt nhất kết quả giám sát. Khẩn trương tiến hành việc khảo sát tại một số địa phương và làm việc với các bộ, ngành liên quan để làm rõ thêm những vấn đề thuộc nội dung chuyên đề giám sát.
Đánh giá chất lượng hoạt động của chính quyền địa phương, đội ngũ cán bộ, công chức ở cơ sở; đánh giá hiệu quả công tác quản lý nhà nước, hiệu quả việc sử dụng ngân sách nhà nước và việc điều hành phát triển kinh tế - xã hội ở các đơn vị hành chính sau sắp xếp.
Trên cơ sở đó, xây dựng, hoàn thiện dự thảo Báo cáo kết quả giám sát của Đoàn giám sát thể hiện đầy đủ, toàn diện cả những kết quả đạt được và những bất cập, hạn chế trong việc thực hiện các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019 - 2021 (kèm theo các số liệu, bảng biểu thống kê minh họa thuyết phục).
Chỉ ra nguyên nhân của các bất cập, hạn chế, xác định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất những kiến nghị cụ thể để thực hiện hiệu quả chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính trong giai đoạn 2022 - 2030 cũng như việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật có liên quan.
Đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các bộ, ngành, địa phương tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Đoàn giám sát trong việc chuẩn bị báo cáo, cung cấp thông tin, số liệu cần thiết theo yêu cầu của Đoàn giám sát, bảo đảm chất lượng, đúng tiến độ và tham gia các hoạt động của Đoàn giám sát khi có yêu cầu.
Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội phối hợp chặt chẽ với các Đoàn giám sát trong việc tổng hợp, tham mưu cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều hòa hoạt động khảo sát tại các địa phương và làm việc trực tiếp với bộ, ngành Trung ương, bảo đảm thiết thực, hiệu quả, tránh trùng lặp về thời điểm; bảo đảm thực hiện đúng các quy định về phòng, chống dịch bệnh.
Báo cáo kết quả bước đầu việc triển khai chuyên đề giám sát, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, sau khi sắp xếp, cả nước đã giảm được 3.437 cơ quan ở cấp xã và 429 cơ quan ở cấp huyện; giảm được 706/2.411 cán bộ, công chức cấp huyện, 9.694/20.403 cán bộ, công chức cấp xã và 8.448/14.233 người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
Đã chủ động thực hiện sắp xếp, sáp nhập các thôn, tổ dân phố chưa đủ tiêu chuẩn theo quy định, qua đó, đã giảm được 16.321/86.282 thôn, tổ dân phố và tương ứng giảm được 48.963 người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố (chỉ tính tại 45 tỉnh thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính).
-
1Hoàn thiện cơ sở pháp lý về tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân bảo đảm phù hợp với việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy
-
2Các thế hệ cán bộ ngành Kiểm sát nhân dân mãi mãi biết ơn và noi gương đồng chí Hoàng Quốc Việt
-
3Trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
-
4Đồng chí Hoàng Quốc Việt - Người Viện trưởng đầu tiên của Viện kiểm sát nhân dân
-
5Bảo đảm Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và các cơ quan có liên quan hoạt động đồng bộ, thông suốt
-
6Thống nhất một số nội dung tổ chức đại hội đảng bộ các cấp
-
7Chủ tịch nước Lương Cường: Mục tiêu của cải cách tư pháp là phải gần dân, bảo vệ dân
-
8Học tập và vận dụng sáng tạo quan điểm của đồng chí Hoàng Quốc Việt để xây dựng VKSND vững mạnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ trong giai đoạn mới
-
9Đồng chí Hoàng Quốc Việt người Viện trưởng luôn khẳng định công tác kiểm sát phải đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản Việt Nam
Bài viết chưa có bình luận nào.