Kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Kiểm sát tại TP Hồ Chí Minh
(kiemsat.vn) Trong không khí hân hoan của những ngày đầu năm 2018, ngày 05/01/2018, Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Kiểm sát tại TP Hồ Chí Minh tổ chức Lễ Kỷ niệm 40 năm thành lập trường và đón nhận Huân chương lao động hạng Nhì của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trao tặng.
Đến tham dự buổi lễ có đoàn công tác của Viện kiểm sát nhân dân tối cao nước CHDCND Lào do đồng chí Viện trưởng Khamsane Souvong dẫn đầu; các đồng chí Phó Viện trưởng VKSNDTC Việt Nam: Nguyễn Thị Thủy Khiêm, Lê Hữu Thể, Trần Công Phàn; đại diện các đơn vị trực thuộc VKSNDTC, VKSND Cấp cao 1, 2, 3 và VKSND các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam; đại diện các cơ quan ban ngành cùng cán bộ, giảng viên và học viên nhà trường qua nhiều thế hệ.
Đồng chí Lê Hữu Thể, Phó Viện trưởng VKSND tối cao trao Quyết định Huân chương Lao động hạng Nhì cho tập thể Lãnh đạo nhà Trường |
Được thành lập theo quyết định số 02/QĐ-V9 ngày 07/01/1978 của Viện trưởng VKSNDTC với tên gọi ban đầu là Phân hiệu trường cán bộ Kiểm sát, qua 40 năm trưởng thành trường đã có sáu (06) lần đổi tên. Việc ra đời của Phân hiệu nay là Trường Đào tạo, Bồi dưỡng nghiệp vụ Kiểm sát tại TP Hồ Chí Minh là bước ngoặc lịch sử, đánh dấu sự ra đời của một cơ sở đào tạo có chất lượng của các ngành Kiểm sát tại các tỉnh phía Nam, dù ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào nhà trường cũng vượt qua mọi khó khăn thách thức, không ngừng phấn đấu vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần vào sự nghiệp xây dựng ngành Kiểm sát ngày càng vững mạnh.
Đồng chí Nguyễn Thị Thủy Khiêm, Phó Viện trưởng VKSND tối cao phát biểu chúc mừng những thành tích mà tập thể cán bộ, giảng viên, viên chức người lao động của đơn vị, trong suốt 40 năm |
Trong suốt chiều dài lịch sử của mình nhà trường đã đào tạo thành công 13 khóa Trung cấp Kiểm sát, 17 khóa Cao đẳng Kiểm sát, 06 khóa hệ cử tuyển và tổng cộng 24 khóa đào tạo nghiệp vụ Kiểm sát. Nhà trường còn bồi dưỡng được 182 khóa nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức VKSND các tỉnh, thành phố phía Nam với 14.775 học viên. Qua 40 năm hình thành và phát triển, nhà trường xây dựng được đội ngũ giảng viên có năng lực chuyên môn cao, đáp ứng được yêu cầu giảng dạy các chương trình đào tạo nghiệp vụ kiểm sát và một số chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ.
Ngoài ra, từ năm 2014 đến nay nhà trường đã bồi dưỡng 04 khóa với 77 học viên là cán bộ, KSV nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào cũng như tổ chức thành công nhiều hội nghị, hội thảo quốc tế theo chương trình hợp tác quốc tế giữa VKSNDTC với Viện công tố các nước và các tổ chức quốc tế.
Toàn cảnh buổi Lễ |
Với những thành tích đã đạt được, trong 40 năm qua nhiều tập thể, cá nhân của nhà trường được Chính phủ và VKSND Tối cao tặng cờ, bằng khen. Nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày thành lập, nhà trường vinh dự được Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam tặng thưởng Huân chương lao động hạng Nhì; đồng thời được Chủ tịch nước CHDCND Lào quyết định tặng Huân chương lao động hạng Nhì, Viện trưởng VKSNDTC Lào tặng bằng khen cho 01 tập thể và các cá nhân lãnh đạo nhà trường các thời kỳ vể thành tích xuất sắc trong việc góp phần hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ, KSV nước CHDCND Lào trong thời gian qua, góp phần thiết thực nhằm củng cố mối quan hệ truyền thống hữu nghị, đoàn kết đặt biệt và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Lào – Việt nhân kỷ niệm 40 năm ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Lào – Việt Nam (18/7/1977 – 18/7/2017) và 55 ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (05/9/1962 – 05/9/2017).
Biểu dương thành công của nhà trường qua 40 năm hình thành và phát triễn, phát biểu tại lễ Kỷ niệm đồng chí Phó Viện trưởng VKSND tối cao Nguyễn Thị Thủy Khiêm nhiệt liệt chúc mừng những thành tích mà tập thể cán bộ, giảng viên, viên chức người lao động của đơn vị, trong suốt 40 năm đã phấn đấu, trải qua nhiều khó khăn gian khổ, không ngừng vươn lên để hoàn thành tốt nhiệm vụ đào tạo được giao, đáp ứng chức năng nhiệm vụ của ngành Kiểm sát qua các thời kỳ.
Để phát huy những kết quả đạt được, đồng chí Phó Viện trưởng Nguyễn Thị Thủy Khiêm yêu cầu trong thời gian tới nhà trường cần tiếp tục thực hiện thành công nhiệm vụ trọng tâm của mình, trong đó tập trung đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát, chú trọng đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng rèn luyện kỷ năng thực hành quyền công tố, kiểm sát các hoạt động tư pháp, thực hiện nghiêm túc các quy định của chính phủ và VKSNDTC về đào tạo công chức, viên chức.
Các đại biểu dự Lễ kỷ niệm |
Ngoài ra nhà trường cần chủ trì và phối hợp với trường Đại học Kiểm sát, Vụ Tổ chức cán bộ, các đơn vị nghiệp vụ thuộc VKSNDTC và VKSND các địa phương xây dựng mới chương trình khung và bộ giáo trình đào tạo nghiệp vụ kiểm sát, chủ động nghiên cứu và đề xuất xây dựng mới các chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát chuyên sâu theo yêu cầu cải cách tư pháp và thực tiễn đặt ra. Tiếp tục triễn khai thực hiện đầy đủ các yêu cầu của đề án tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức viên chức ngành Kiểm sát nhân dân trong giai đoạn 2016-2020 và Chỉ thị số 05 ngày 04/4/2016 của Viện trưởng VKSNDTC về tăng cường công tác đào tạo công chức viên chức ngành Kiểm sát nhân dân giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo.
-
1Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình phiên chất vấn và trả lời chất vấn
-
2Báo chí muốn giữ vững “trận địa”, phải làm khác mạng xã hội
-
3Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ VKSND tối cao lần thứ 18
-
4Ngày 20/11, Quốc hội tiếp tục bước vào đợt 2 của Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV
-
5Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai các giải pháp giảm nguồn cầu về ma túy
-
6VKSND tối cao thông qua dự thảo Chiến lược phát triển Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Bài viết chưa có bình luận nào.