Kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công
(kiemsat.vn) Ban Chấp hành Trung ương ban hành Quy định số 189-QĐ/TW ngày 10/8/2024 về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. Quy định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Triển khai mở rộng thí điểm Sổ sức khỏe điện tử và cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua VNeID trên toàn quốc
Viện trưởng VKSND tối cao Nguyễn Huy Tiến gặp mặt các đồng chí nguyên Lãnh đạo VKSND tối cao qua các thời kỳ
Việt Nam và Xinh-ga-po ký Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự
Quy định này điều chỉnh về nguyên tắc, chủ thể, phạm vi, phương thức, trách nhiệm, quyền hạn và xử lý trách nhiệm trong kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. Quy định này áp dụng đối với các cấp ủy, tổ chức đảng có liên quan trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công; các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước có thẩm quyền quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công; các cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên và người có thẩm quyền trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước.
Nguyên tắc kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công
Bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất, toàn diện, trực tiếp, tuyệt đối của Đảng; chấp hành nghiêm chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.
Quyền lực nhà nước trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công phải được kiểm soát chặt chẽ, thống nhất; bảo đảm quyền lực được sử dụng đúng đắn, hiệu quả; mọi hành vi lạm dụng, lợi dụng quyền lực để tham nhũng, tiêu cực phải được ngăn chặn, phát hiện, xử lý nghiêm minh, kịp thời.
Kết hợp chặt chẽ, hiệu quả các cơ chế kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực nhà nước của Đảng, Nhà nước và Nhân dân; thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, trách nhiệm giải trình, công khai, minh bạch trong từng cơ quan nhà nước.
Nội dung kiểm soát phải toàn diện, đồng thời có trọng tâm, trọng điểm; hoạt động kiểm soát phải tôn trọng, không làm cản trở hoạt động bình thường của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, người có thẩm quyền trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.
7 Phương thức kiểm soát quyền lực phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công
1. Xây dựng, ban hành các quy định, quy chế, quy trình về kiểm soát việc thực thi quyền lực; phòng ngừa, ngăn chặn, loại bỏ các hành vi lạm quyền sử dụng quyền lực để thực hiện các hành vi trái với chủ trương, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các chuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng xử trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.
2. Lãnh đạo, chỉ đạo định hướng hoạt động của các cơ quan, đơn vị, tổ chức doanh nghiệp nhà nước có thẩm quyền thực hiện quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. Cho chủ trương, định hướng chỉ đạo xử lý các nhiệm vụ, công việc khó khăn, vướng mắc hoặc còn quan điểm khác nhau giữa các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.
3. Lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, kiện toàn tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước có thẩm quyền thực hiện quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.
4. Kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán phát hiện, xử lý các sai phạm, tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. Giải quyết kịp thời các thông tin tố cáo, kiến nghị, phản ánh đối với các hành vi vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.
5. Nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên qua tổ chức sinh hoạt đảng, tự phê bình và phê bình; thực hiện trách nhiệm nêu gương; tăng cường tự kiểm tra nhằm ngăn chặn, phát hiện, xử lý các sai phạm trong nội bộ và các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực khác trong cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước thực hiện nhiệm vụ quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.
6. Thực hiện công khai, minh bạch, dân chủ trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng và Nhân dân trong giám sát, phát hiện, đề xuất xử lý việc lạm dụng, lợi dụng quyền lực để tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.
7. Thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, ban hành các chế độ, chính sách, tiêu chuẩn định mức trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công và xây dựng, ban hành những quy định cụ thể về quy trình, trình tự thực hiện dân chủ trong công tác quản lý, điều hành.
13 hành vi tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính công
1. Lãnh đạo, chỉ đạo, tham mưu, ban hành các văn bản trái chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong quản lý, sử dụng tài chính công.
2. Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ, không kịp thời chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy chế làm việc, quy định, quy trình nghiệp vụ, chuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng xử, nhiệm vụ, công vụ trong quản lý, sử dụng tài chính công.
3. Thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý để xảy ra hành vi vi phạm, lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, lạm quyền, tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính công.
4. Bao che, dung túng, tiếp tay, xử lý không đúng quy định đối với hành vi vi phạm, lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, lạm quyền, tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính công. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt hoặc thiếu trách nhiệm làm thiệt hại đến nguồn thu ngân sách nhà nước.
5. Thu sai quy định của các luật thuế và quy định khác của pháp luật về thu ngân sách; phân chia sai quy định nguồn thu giữa ngân sách các cấp; giữ lại nguồn thu của ngân sách nhà nước sai chế độ; tự đặt ra các khoản thu trái với quy định của pháp luật.
6. Chi không có dự toán, không đúng dự toán ngân sách được giao trái với quy định của pháp luật; chi sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi, không đúng mục đích; tự đặt ra các khoản chi trái với quy định của pháp luật.
7. Quyết định đầu tư chương trình, dự án có sử dụng vốn ngân sách không đúng thẩm quyền, không xác định rõ nguồn vốn để thực hiện.
8. Thực hiện vay trái với quy định của pháp luật; vay vượt quá khả năng cân đối của ngân sách.
9. Sử dụng ngân sách nhà nước để cho vay, tạm ứng, góp vốn trái với quy định của pháp luật.
10. Trì hoãn việc chi ngân sách khi đã bảo đảm các điều kiện chi theo quy định của pháp luật. Hạch toán sai chế độ kế toán nhà nước và mục lục ngân sách nhà nước.
11. Lập, trình dự toán, quyết toán ngân sách nhà nước chậm so với thời hạn quy định. Phê chuẩn, duyệt quyết toán ngân sách nhà nước sai quy định của pháp luật.
12. Không thực hành tiết kiệm để xảy ra thất thoát, lãng phí trong việc quản lý, sử dụng tài chính công.
13. Các hành vi tham nhũng, tiêu cực khác trong quản lý, sử dụng tài chính công theo chủ trương, quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
10 hành vi tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài sản công
1. Lãnh đạo, chỉ đạo, tham mưu, ban hành các văn bản trái chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong đầu tư, mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản công.
2. Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt, chiếm giữ và sử dụng trái phép tài sản công.
3. Đầu tư xây dựng, mua sắm, giao, thuê, sử dụng tài sản công không đúng mục đích, chế độ, vượt tiêu chuẩn, định mức.
4. Giao tài sản công cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân vượt tiêu chuẩn, định mức hoặc giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân không có nhu cầu sử dụng.
5. Sử dụng tài sản công khác do tổ chức, cá nhân tặng cho không đúng mục đích, chế độ, vượt tiêu chuẩn, định mức.
6. Sử dụng hoặc không sử dụng tài sản công được giao gây lãng phí; sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết không phù hợp với mục đích sử dụng của tài sản, làm ảnh hưởng đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ do Đảng, Nhà nước giao; sử dụng tài sản công để kinh doanh trái pháp luật.
7. Xử lý tài sản công trái quy định của pháp luật. Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản công.
8. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ trong quản lý, sử dụng tài sản công theo quy định của pháp luật.
9. Thực hiện không đúng quy định trong quản lý quy hoạch, đấu thầu, đầu tư, xây dựng, quản lý, sử dụng nhà, đất, tài nguyên, tài sản của Đảng, Nhà nước.
10. Các hành vi tham nhũng, tiêu cực khác trong quản lý, sử dụng tài sản công theo chủ trương, quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Xử lý vi phạm
Đối với cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo: Các cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo vi phạm các nội dung nêu tại Quy định này thì phải kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan để xử lý theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Đối với người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, tổ chức; cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên (kể cả những người đã chuyển công tác hoặc nghỉ hưu): Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, tổ chức; cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên (kể cả những người đã chuyển công tác hoặc nghỉ hưu) và người có thẩm quyền trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công vi phạm các nội dung quy định thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của mình và trách nhiệm với cương vị là người đứng đầu để cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo vi phạm các hành vi nêu tại Điều 8, Điều 9 của Quy định này thì bị xử lý theo quy định hiện hành của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Ngoài ra, nếu cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên đang công tác khi có hành vi tham nhũng, tiêu cực theo đề nghị, kết luận của cơ quan có thẩm quyền còn bị áp dụng các biện pháp xử lý như sau:
Đình chỉ công tác, chức vụ, không bố trí làm công tác tham mưu, nghiệp vụ về quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công; công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán về quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.
Tạm dừng có thời hạn theo quy định của cấp có thẩm quyền việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử chức vụ cao hơn, bổ nhiệm lại, tái cử, phong, thăng cấp bậc hàm, giới thiệu ứng cử chức vụ cao hơn hoặc tương đương, công nhận chức danh, phong tặng danh hiệu, khen thưởng.
Quy định nêu rõ, Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ, Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tối cao, Ban cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và các cấp ủy, tổ chức đảng liên quan lãnh đạo, chỉ đạo việc rà soát, bổ sung, sửa đổi và ban hành các văn bản pháp luật có liên quan để bảo đảm chặt chẽ, đồng bộ, thống nhất với Quy định này.
Các cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, tổ chức ở Trung ương và địa phương; các cơ quan, đơn vị, tổ chức thực hiện quán triệt và cụ thể hoá theo thẩm quyền để thực hiện nghiêm Quy định này. Thường xuyên kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công và báo cáo cấp có thẩm quyền kết quả thực hiện theo quy định. Định kỳ hoặc đột xuất, các cơ quan, đơn vị, tổ chức thực hiện quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công báo cáo kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn với cấp ủy, tổ chức đảng để xem xét, cho ý kiến lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện những nhiệm vụ quan trọng, cấp bách.
Những vấn đề lý luận, thực tiễn và hoàn thiện mô hình thiết chế chuyên trách chống tham nhũng ở nước ta hiện nay (Kỳ II)
-
1Viện trưởng VKSND tối cao giải trình, làm rõ những vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm của Nghị quyết về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản
-
2Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình phiên chất vấn và trả lời chất vấn
-
3Báo chí muốn giữ vững “trận địa”, phải làm khác mạng xã hội
-
4Quốc hội khóa XV, Kỳ họp thứ 8: Tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn
-
5Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ VKSND tối cao lần thứ 18
-
6Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai các giải pháp giảm nguồn cầu về ma túy
Bài viết chưa có bình luận nào.