Không tặng quà và tổ chức chiêu đãi trong hoạt động kỷ niệm
(kiemsat.vn) Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 111/2018/NĐ-CP quy định về tổ chức hoạt động kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống; điều kiện, yêu cầu tổ chức ngày hưởng ứng.
Quy định về kinh phí bảo trì chung cư tái định cư áp dụng từ 02/9/2018
Tạm ngừng tổ chức lễ hội nếu sai lệch nội dung, giá trị
Ảnh có tính minh họa (Nguồn: internet) |
Nghị định 111/2018/NĐ-CP gồm 4 chương, 18 điều, quy định về điều kiện, thẩm quyền, trình tự công nhận ngày truyền thống của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; các ngành; các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương; quy định về tổ chức hoạt động kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống; điều kiện, yêu cầu tổ chức ngày hưởng ứng.
Theo Nghị định, ngày thành lập là ngày có ý nghĩa lịch sử, đánh dấu sự ra đời bằng văn bản thành lập của cơ quan có thẩm quyền.
Ngày truyền thống là ngày đánh dấu một sự kiện đáng ghi nhớ, quá trình hình thành hoặc phát triển được ghi nhận, có tính kế thừa, liên tục.
Nghị định nêu rõ nguyên tắc tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống. Cụ thể:
Các hoạt động kỷ niệm được thực hiện trang trọng, an toàn, tiết kiệm, không phô trương, hình thức; chỉ tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống khi có văn bản thành lập hoặc quyết định công nhận của cơ quan có thẩm quyền.
Chỉ được tổ chức lễ kỷ niệm một trong các ngày: Ngày thành lập, ngày tái lập, ngày truyền thống và tổ chức vào năm tròn (năm có chữ số cuối cùng là “0”). Trong trường hợp cấp tỉnh và cấp huyện, cấp xã có cùng ngày thành lập hoặc ngày truyền thống thì chỉ tổ chức Lễ kỷ niệm tại cấp tỉnh. Đặc biệt, không tặng quà và tổ chức chiêu đãi trong các hoạt động kỷ niệm.
Nghị định cũng quy định điều kiện, thẩm quyền công nhận ngày truyền thống. Theo đó, để được công nhận ngày truyền thống phải đáp ứng đủ 3 yêu cầu sau: Có tài liệu lịch sử thể hiện ngày cụ thể đánh dấu bằng sự kiện đáng ghi nhớ; Ngày diễn ra sự kiện đáng ghi nhớ phải cách thời điểm đề nghị công nhận ít nhất là 10 năm; Sự kiện đó phải có tính giáo dục truyền thống lịch sử và ý nghĩa đối với bộ, ngành, địa phương.
Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận ngày truyền thống của bộ, ngành, cấp tỉnh.
Quy định về đại biểu, khách mời dự lễ kỷ niệm, theo Nghị định, đại biểu, khách mời tham dự lễ kỷ niệm do đơn vị tổ chức xác định; thành phần, số lượng phù hợp với quy mô, điều kiện tổ chức.
Trong trường hợp mời lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước, đơn vị tổ chức mời không quá 2 trong 4 đồng chí: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội.
Xem thêm>>>
-
1Chỉ thị về tăng cường công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong ngành Kiểm sát nhân dân
-
2Rút kinh nghiệm về việc xét, lập hồ sơ đề nghị khen thưởng các phong trào thi đua theo chuyên đề năm 2024
-
3Các văn bản hướng dẫn Luật Đất đai năm 2024 mới nhất
-
4Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
-
5 Quy định mới về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng
-
6Quy định mới về áp dụng biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án dân sự
-
7Khám chữa bệnh bằng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VnelD
-
8Quy định mới về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
-
9Trình tự tiếp nhận công chức không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý từ ngày 06/11/2024
Bài viết chưa có bình luận nào.