Khắc phục những hạn chế trong công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo
(kiemsat.vn) Từ thực tiễn công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của ngành Kiểm sát, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tiếp tục nghiên cứu đề xuất các giải pháp trước mắt, lâu dài.
Chiều 5/4, tại Nhà Quốc hội, Đoàn Giám sát chuyên đề của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương làm trưởng đoàn, đã làm việc với Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về “Việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo từ ngày 1/7/2016 đến ngày 1/7/2021”.
![]() |
Đoàn Giám sát chuyên đề của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Viện Kiểm sát nhân dân tối cao |
Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Duy Giảng cho biết, trong kỳ báo cáo, toàn ngành Kiểm sát nhân dân đã tiếp hơn 126.000 lượt công dân; số đoàn đông người là 58; vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp kéo dài là 28. Nội dung khiếu nại, tố cáo chủ yếu liên quan đến các quyết định không khởi tố vụ án hình sự, kết luận điều tra, khiếu nại Quyết định cưỡng chế, kê biên tài sản, đấu giá tài sản, tố cáo chấp hành viên lạm dụng quyền hạn trong thi hành án, cố tình thi hành án không đúng với quyết định của bản án, khiếu nại việc Tòa án thụ lý vụ án chậm đưa vụ án xét xử theo quy định.
Các thành viên Đoàn Giám sát cho rằng, chất lượng giải quyết khiếu nại một số Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện còn chưa đảm bảo, nên sau khi kiểm tra lại, có trường hợp áp dụng, trích dẫn điều luật chưa chính xác, thiếu căn cứ. Viện Kiểm sát cấp trên phải hủy một số quyết định giải quyết khiếu nại để yêu cầu giải quyết lại. Công tác giải quyết đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm dân sự, hành chính, kinh doanh, thương mại, lao động tại các Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao đạt tỷ lệ giải quyết chưa cao.
Kết luận buổi làm việc, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tập trung làm rõ trách nhiệm tiếp công dân, đối thoại với công dân…; đánh giá toàn diện quy trình, thủ tục giải quyết khiếu nại tố cáo; công khai kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo; giải quyết mối quan hệ phân công, phối hợp, kiểm soát lẫn nhau giữa các cơ quan Nhà nước trong tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Làm rõ việc giải quyết các kiến nghị của Viện Kiểm sát, có danh mục các vụ việc được kiến nghị, các vụ việc được kiến nghị rồi nhưng chưa được giải quyết, trong đó cần nêu địa chỉ cụ thể để Đoàn giám sát nghiên cứu, đánh giá. Cùng với đó, làm rõ hơn nữa tình hình giải quyết khiếu nại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm hàng năm; tăng cường các hình thức kiểm sát nhằm chấn chỉnh ngay hoạt động tư pháp, khắc phục tình trạng “chuyển đơn lòng vòng”; làm rõ hơn những thuận lợi, khó khăn trong tổ chức bộ máy.
Từ thực tiễn công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của ngành Kiểm sát, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân tối cáo tiếp tục nghiên cứu đề xuất các giải pháp trước mắt, lâu dài các giải pháp mang tính vĩ mô nhằm từng bước khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực tư pháp, nhất là những vụ việc phức tạp, kéo dài./.
-
1Chỉ thị về quán triệt, triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm trong việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy Viện kiểm sát nhân dân
-
2Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tương lai cho thế hệ vươn mình
-
3Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Đoàn đại biểu Viện kiểm sát tối cao Azerbaijan
-
4Hội thảo trao đổi kinh nghiệm về Chế định kiểm sát tố tụng công ích của Trung Quốc
-
5Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
-
6Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: "Vươn mình trong hội nhập quốc tế"
-
7Công bố Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
8Nghị quyết phiên họp chuyên đề của Chính phủ về xây dựng pháp luật tháng 3 năm 2025
Bài viết chưa có bình luận nào.