Hội thảo “Bảo đảm nguyên tắc suy đoán vô tội trong hoạt động tố tụng hình sự"
(kiemsat.vn) Trong khuôn khổ Chương trình hợp tác quốc tế về pháp luật, ngày 31/5/.2018, VKSND tối cao phối hợp với Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) và Nhóm G4 (Canada, Na-uy, Thụy Sĩ và New Zeland) tổ chức Hội thảo “Bảo đảm nguyên tắc suy đoán vô tội trong hoạt động tố tụng hình sự”. Tiến sỹ Trần Công Phàn, Phó Viện trưởng VKSND tối cao dự Hội thảo.
Nghiệm thu đề tài cấp Bộ: Quản lý, giáo dục phạm nhân phạm tội có tổ chức trong tình hình hiện nay
Bản tin Kiểm sát ngày 30/5
Tham dự Hội thảo có ông Kamal Malhotra, Điều phối viên thường trú Liên Hợp Quốc, Đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam; Bà Ping Kitnikone, Chủ tịch Nhóm G4, Đại sứ Canada tại Việt Nam; các chuyên gia đến từ Thụy Sĩ, Canada, Nauy và đại biểu đến từ VKSND tối cao, Quốc hội, Ban chỉ đạo cải cách tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội….
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Phó Viện trưởng VKSND tối cao Trần Công Phàn nhấn mạnh: Nguyên tắc suy đoán vô tội được quy định trong Hiến pháp năm 2013 và BLTTHS năm 2015 là một trong những nguyên tắc cơ bản, quan trọng để đảm bảo một hệ thống tư pháp hình sự công bằng; bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tố tụng hình sự. Việc nhận thức và thực hiện đầy đủ, có hiệu quả nguyên tắc suy đoán vô tội trong thực tiễn hoạt động TTHS là rất cần thiết.
Vì vậy, Hội thảo được tổ chức nhằm tạo diễn đàn cho các chuyên gia Việt Nam và quốc tế chia sẻ những nội dung mới, tiến bộ quy định về đảm bảo nguyên tắc suy đoán vô tội trong BLTTHS năm 2015; trao đổi kinh nghiệm về những vấn đề liên quan đến nguyên tắc này. Qua đó, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, góp phần thúc đẩy hợp tác về pháp luật giữa Việt Nam với các nước, các tổ chức quốc tế.
Tiến sĩ Trần Công Phàn, Phó Viện trưởng VKSND tối cao phát biểu tại hội thảo |
Với tinh thần làm việc khẩn trương, nghiêm túc, Hội thảo đã nghe 07 báo cáo, tham luận và các ý kiến tranh luận sôi nổi của các chuyên gia. Nội dung các bài tham luận đã đưa ra những cách tiếp cận, những kinh nghiệm thực tiễn trong bảo đảm tôn trọng nguyên tắc suy đoán vô tội, bảo đảm sự công bằng trong TTHS.
|
Tại Hội thảo, đồng chí Hoàng Anh Tuyên, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học Viện kiểm sát nhân dân tối cao giới thiệu những nội dung mới của Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam về bảo vệ quyền con người và quyền công dân. Trung tướng, GS.TS Nguyễn Ngọc Anh, Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp Bộ Công an đã tham luận về thực tiễn áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội trong giải quyết các vụ án hình sự ở Việt Nam. Ông nhấn mạnh vai trò quan trọng của cơ quan điều tra trong việc bảo đảm nguyên tắc suy đoán vô tội bởi đây là cơ quan chịu trách nhiệm trong giai đoạn đầu của quá trình TTHS.
Các đại biểu tham dự Hội thảo |
Các tham luận khác cũng đã tập trung thảo luận, đóng góp ý kiến về các nội dung như: Tố tụng công bằng; vai trò của Tòa án trong việc đảm bảo tố tụng công bằng và nguyên tắc suy đoán vô tội; vai trò của luật sư về đảm bảo nguyên tắc suy đoán vô tội theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự; quan điểm thực tiễn về những vấn đề xác định sự thật khách quan; kinh nghiệm quốc tế về áp dụng các biện pháp điều tra đặc biệt, bao gồm các biện pháp ghi âm, ghi hình...
Hội thảo có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, góp phần làm phong phú thêm quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các nước nhóm G4, các tổ chức của Liên Hợp quốc.
Xem thêm>>>
Nguyên tắc suy đoán vô tội trong BLTTHS năm 2015
Một số biểu hiện vi phạm nguyên tắc "Suy đoán vô tội" trên báo chí hiện nay
-
1Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình phiên chất vấn và trả lời chất vấn
-
2Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ VKSND tối cao lần thứ 18
-
3Ngày 20/11, Quốc hội tiếp tục bước vào đợt 2 của Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV
-
4Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai các giải pháp giảm nguồn cầu về ma túy
-
5VKSND tối cao thông qua dự thảo Chiến lược phát triển Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Bài viết chưa có bình luận nào.