Hà Tĩnh: Bắt tạm giam Giám đốc doanh nghiệp hải sản vì trốn thuế hơn 14,6 tỉ đồng
(kiemsat.vn) VKSND tỉnh Hà Tĩnh vừa phê chuẩn Quyết định khởi tố bị can và Lệnh bắt tạm giam đối với Trần Đình Dũng, Giám đốc Công ty TNHH Thực phẩm Quang Dũng chuyên khai thác, nuôi trồng thủy sản và bán buôn thực phẩm để điều tra về hành vi “Trốn thuế”.
Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh VKSND tối cao lần thứ XXVIII, nhiệm kỳ 2022-2027 thành công tốt đẹp
Giới thiệu Tạp chí Kiểm sát số 15/2022
Phát hiện, xử lý 5.243 vụ buôn bán, vận chuyển trái phép hàng cấm, hàng lậu
Theo tài liệu điều tra của Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hà Tĩnh, Công ty TNHH Thực phẩm Quang Dũng được cấp phép thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 30/3/2021, địa chỉ đăng ký kinh doanh tại số nhà 208 đường Lê Thái Tổ, phường Kỳ Thịnh, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.
Trong quá trình điều hành kinh doanh, Trần Đình Dũng (37 tuổi, trú tại phường Kỳ Thịnh, thị xã Kỳ Anh) đã lợi dụng chính sách của Nhà nước về việc khi xuất bán các mặt hàng thủy hải sản chưa qua chế biến cho các doanh nghiệp thì không phải kê khai nộp thuế giá trị gia tăng, nếu xuất bán cho khách hàng cá nhân phải nộp 5% thuế giá trị gia tăng.
Kiểm sát viên VKSND tỉnh Hà Tĩnh kiểm sát việc tống đạt Lệnh bắt bị can Trần Đình Dũng. |
Do khách hàng của công ty chủ yếu là khách hàng cá nhân, nên Dũng đã chỉ đạo và điều hành nhân viên công ty kê khai bán hàng, xuất hóa đơn khống cho khách hàng là các doanh nghiệp với mục đích trốn 5% tiền thuế giá trị gia tăng.
Cụ thể, Dũng tìm hiểu trên mạng Internet về thông tin các doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh ngành nghề liên quan đến thực phẩm, sau đó chuyển danh sách các công ty tìm được cho chị Nguyễn Thị T để chị này xuất hóa đơn khống cho các công ty đó với giá trị mỗi hóa đơn là dưới 20 triệu đồng để không phải thực hiện thủ tục thanh toán bằng hình thức chuyển khoản.
Với chiêu thức này, từ tháng 4/2021 đến tháng 3/2022, đối tượng Dũng đã có hành vi chỉ đạo và điều hành nhân viên kê khai bán hàng, xuất hóa đơn khống hơn 15.000 hóa đơn giá trị gia tăng cho 623 doanh nghiệp trên địa bàn 35 tỉnh, thành phố với giá trị hàng hóa chưa thuế ghi trên hóa đơn là 292,3 tỉ đồng. Số tiền trốn thuế giá trị gia tăng khoảng 14,62 tỉ đồng.
Hiện, vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ./.
Tội "Trốn thuế" được quy định tại Điều 200 của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi năm 2017) với nội dung cụ thể như sau:
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây trốn thuế với số tiền từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 202, 250, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của pháp luật;
b) Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp;
c) Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán;
d) Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp để hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn;
đ) Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn;
e) Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189 của Bộ luật này;
g) Cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189 của Bộ luật này;
h) Câu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hóa, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189 của Bộ luật này;
i) Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan quản lý thuế.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Số tiền trốn thuế từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Phạm tội 02 lần trở lên;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội trốn thuế với số tiền 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 4.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này trốn thuế với số tiền từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195 và 196 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d và đ khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”
VKSND thị xã Duy Tiên (Hà Nam) kiến nghị phòng ngừa tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trên địa bàn
Ngăn chặn, xử lý nghiêm việc lợi dụng dịch bệnh để tăng giá bán các thuốc, trang thiết bị y tế trong phòng chống dịch cúm mùa
-
1VKSND TP Hà Tĩnh phối hợp tổ chức phiên tòa giả định tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông
-
2VKSND quận Cầu Giấy: Kiến nghị phòng ngừa tội phạm gây rối trật tự công cộng do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn
-
3Quảng Nam: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác giải quyết các vụ án liên quan đến đất đai
-
4VKSND tối cao tổ chức diễn tập phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ năm 2024
-
5Những trường hợp áp dụng Bảng giá đất theo Luật Đất đai 2024
-
6VKSND quận Liên Chiểu phối hợp với Tòa án tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm xét xử vụ án ma túy
-
7VKSND tỉnh Quảng Nam kiến nghị Chủ tịch UBND TP. Hội An về vấn đề liên quan đến người nước ngoài thuê xe tự lái vi phạm pháp luật Việt Nam
Bài viết chưa có bình luận nào.