Hà Nội quyết cấm xe máy vào năm 2030
Hôm qua, HĐND TP.Hà Nội đã chính thức thông qua Đề án “Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn 2030. Theo đó, đến năm 2030 Hà Nội sẽ cấm hoàn toàn xe máy đi trong nội đô, thay vào đó là mạng lưới đường sắt đô thị sẽ được triển khai với số vốn lên tới hàng trăm ngàn tỉ.
Bí thư Hà Nội chỉ đạo truy trách nhiệm việc lát đá vỉa hè
Đề nghị bảo vệ và giữ nguyên trạng khu vực di chỉ Vườn Chuối
Bố và mẹ kế bạo hành bé trai 10 tuổi bị khởi tố
Việc Hà Nội quyết cấm xe máy vào năm 2030 và đầu tư cho đường sắt đô thị vẫn còn có nhiều ý kiến trái chiều. Ảnh: Hải Nguyễn
Chỉ được đi xe máy trong nội thành 13 năm nữa
Theo báo cáo của HĐNĐ TP.Hà Nội, trên địa bàn thành phố hiện có 5,2 triệu xe máy, hơn 485.000 ôtô, trong khi đó năng lực đường đô thị chưa đáp ứng so với yêu cầu. Vì vậy, Hà Nội lo ngại tình trạng ùn tắc giao thông trong khu vực nội thành và các cửa ngõ ra vào thành phố ngày càng diễn ra nghiêm trọng trong giờ cao điểm và ngày lễ, tết.
Dự báo với tốc độ tăng trưởng như hiện nay của ôtô và xe máy thì đến năm 2020 trên địa bàn thành phố Hà Nội sẽ có khoảng 843.000 ôtô, hơn 6 triệu xe máy. Đến năm 2030 thành phố có hơn 1,9 triệu ôtô và 7,5 triệu xe máy.
Từ những vấn đề trên, đề án tăng cường quản lý phương tiện giao thông trên địa bàn thành phố vừa được HĐND TP.Hà Nội thông qua nêu rõ sẽ phân vùng hạn chế hoạt động của xe máy phù hợp với cơ sở hạ tầng và năng lực phục vụ của hệ thống vận tải hành khách công cộng, dừng hoạt động đối với xe máy trên địa bàn các quận nội thành vào năm 2030. Đề án nêu rõ, trong thời gian tới Hà Nội cũng sẽ cấm ôtô hoạt động theo giờ, theo ngày trên một số tuyến phố. Thành phố cũng sẽ ban hành quy định hoạt động của xe taxi ngoại tỉnh.
Với xe taxi và các phương tiện hoạt động kinh doanh tương tự taxi (xe Uber, Grab…), thành phố cấp hạn ngạch phù hợp với điều kiện giao thông và năng lực của kết cấu hạ tầng… Chủ trương này được 90% số đại biểu HĐND Hà Nội bấm nút đồng ý.
Duyệt chi hơn 87.000 tỉ đồng cho 69,3km đường sắt đô thị
Theo nghị quyết của HĐND TP.Hà Nội, hơn 87.000 tỉ đồng sẽ được huy động để góp vốn cho 4 dự án cần triển khai công tác chuẩn bị đầu tư giai đoạn 2017-2020 gồm tuyến 3 đoạn Ga Hà Nội – Hoàng Mai; tuyến 2 đoạn Trần Hưng Đạo – Thượng Đình; đoạn Nam Thăng Long – Hà Nội và tuyến 5 đoạn Văn Cao – Hòa Lạc với tổng chiều dài 69,3km.
Các dự án này sẽ được đầu tư theo hình thức PPP và hiện đã có 5 nhà đầu tư trong nước đăng ký đầu tư gồm Cty CP Tập đoàn Vingroup, Tập đoàn Xuân Thành, Cty CP Lũng Lô 5, Cty TNHH Tân Hoàng Minh, Liên danh TCT LICOGI và Cty TNHH Tập đoàn MIK Group Việt Nam; 2 nhà đầu tư nước ngoài gồm Cty Mosmetrostroy của Nga và Tập đoàn LOTTE Hàn Quốc.
Dù đã ngỏ ý nhưng hiện mới có Tập đoàn Vingroup ký biên bản ghi nhớ về việc sẽ đầu tư 100.000 tỉ đồng làm đường sắt đô thị và tất cả các nhà đầu tư tiềm năng đều chưa xác định sẽ rót tiền vào đoạn tuyến nào.
Tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông dự kiến sẽ chạy thử vào
cuối năm 2017. Ảnh: Hải Nguyễn
Theo đề xuất của Hà Nội, các nhà đầu tư sẽ tự bỏ vốn để chi cho việc lập hồ sơ nghiên cứu tiền khả thi, thuê tư vấn lập hồ sơ dự án, thực hiện giải phóng mặt bằng, đào và xây dựng đường hầm, nhà ga, các tuyến đường trên cao, đề pô và đường ray, còn UBND TP.Hà Nội đầu tư các hạng mục còn lại gồm: Đầu máy, toa xe, thiết bị vận hành, an toàn, an ninh.
Trao đổi với Báo Lao Động, chuyên gia giao thông Nguyễn Ngọc Long khẳng định, chủ trương của TP.Hà Nội “cực kỳ đúng đắn” cần triển khai sớm, càng nhanh càng tốt nhưng phải công khai dự án và có tham vấn ý kiến phản biện xã hội từ các chuyên gia, tổ chức độc lập.
Theo chuyên gia này, nếu triển khai theo hình thức liên kết công tư, cơ quan chức năng cần rút kinh nghiệm từ các dự án BOT giao thông đã và đang triển khai, xem lại các tồn tại và có giải pháp khắc phục ngay. Để tránh lặp lại câu chuyện chậm tiến độ đội vốn của các dự án đang triển khai, chuyên gia này cho rằng, khi thực hiện tiến trình kế hoạch dự án phải được tính đến tất cả các vấn đề rủi ro.
Cùng quan điểm, một chuyên gia khác cho rằng, khi triển khai cũng cần tính đến các vấn đề tổ chức xây dựng bởi giữa một đô thị đi lại đông đúc như Hà Nội, các công trình như vậy ảnh hưởng đến nhiều yếu tố và các rủi ro có thể phát sinh cần được tính đến một cách đầy đủ trong qua trình lập, thẩm định phê duyệt dự án vì như vậy mới giảm thiểu được chậm trễ, hạn chế nguy cơ đội vốn.
Còn theo một chuyên gia kinh tế, đã đến lúc cần xem xét đến hình thức hợp đồng, dưới dạng “chìa khoá trao tay” và chủ đầu tư phải tính đủ tính hết các yếu tố, xác định thời gian hoàn thành và cơ quan chức năng chỉ ký một hợp đồng trong đó nêu rõ đến thời hạn này phải trao lại công trình đưa vào khai thác sử dụng với số tiền đầu tư không đổi.
PV/Laodong.com
Bé 10 tuổi bị bố đẻ và mẹ kế bạo hành: Tột cùng phẫn nộ
Hà Nội sẽ tổ chức kỷ niệm 45 năm Chiến thắng Hà Nội – ĐBP trên không
-
1Bình Dương tổ chức Hội nghị về thể dục thể thao
-
2Cơ hội vàng sở hữu căn liền kề đẳng cấp tại Danko City
-
3Ấn tượng với trải nghiệm “xanh” được Vinamilk mang đến ngày hội Việt Nam Xanh
-
4Tiếp tục đẩy mạnh triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước
-
5Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
-
6ROX Group duy trì sức hút của “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam”
Bài viết chưa có bình luận nào.