Góp ý Dự thảo về trực nghiệp vụ trong ngành KSND

07/06/2018 08:47

(kiemsat.vn)
Dự thảo quy định về trực nghiệp vụ áp dụng với các chức danh tư pháp và công chức khác trong ngành KSND, đang được lấy ý kiến góp ý của các đơn vị.

Quy định về trực nghiệp vụ áp dụng đối với các đối tượng Viện trưởng VKSND các cấp; Kiểm sát viên VKSND tối cao; Thủ trưởng các đơn vị thuộc VKSND tối cao; Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát sơ cấp, Kiểm tra viên các ngạch; Điều tra viên Cơ quan điều tra VKSND tối cao; công chức khác ngành Kiểm sát nhân dân (gọi tắt là công chức).

Trụ sở VKSND tối cao

Theo đó, Dự thảo quy định về trình tự, thủ tục trực nghiệp vụ trong ngành KSND như sau:

- VKSND cấp dưới phải thực hiện đầy đủ chế độ thông tin, báo cáo theo quy định của Ngành; nội dung thông tin báo cáo phải trung thực, khách quan, đầy đủ, chính xác và kịp thời. Chấp hành nghiêm các quy định về bảo vệ bí mật của Đảng, Nhà nước và của Ngành; không tự ý tìm hiểu công việc của người khác; không được cung cấp, phát ngôn, sử dụng thông tin bí mật liên quan đến công tác chuyên môn, nghiệp vụ. 

- Trực nghiệp vụ, trực các ngày lễ, tết, công chức mặc trang phục ngành KSND theo quy định. Trong ca trực khi tiếp xúc với nhân dân phải ứng xử có văn hóa, tận tình, chu đáo; thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước và của ngành Kiểm sát nhân dân về tiếp công dân.

- Khi giao tiếp qua các phương tiện thông tin, công chức ngành KSND phải tuân thủ các quy định về giao tiếp, giữ bí mật theo quy định của pháp luật và VKSND tối cao.

- Vào sổ, xử lý thông tin kịp thời; sau ca trực Trưởng ca tổng hợp tình hình cùng với các công chức báo cáo lãnh đạo, bàn giao kết quả xử lý những việc phải tiếp tục giải quyết của các đơn vị và các công chức có liên quan. Đối với những vụ, việc nghiêm trọng, phức tạp thì Viện trưởng VKSND cấp trực nghiệp vụ phải trực tiếp nghe công chức trực báo cáo, cho ý kiến giải quyết và báo cáo VKSND cấp trên. Công chức trực nghiệp vụ phối hợp với bộ phận bảo vệ cơ quan xử lý các vấn đề liên quan đến an ninh, trật tự, tài sản của đơn vị và các vấn đề khác xảy ra trong trụ sở cơ quan.

- Trường hợp có công văn đến, ca trực có trách nhiệm tiếp nhận và xử lý như sau: Bì công văn đến có đóng dấu chỉ mức độ “Tuyệt mật” (A), “Tối mật” (B), “Mật” (C) và đóng dấu chỉ mức độ “Thượng khẩn”, “Khẩn”, “Hỏa tốc” thì vào sổ, chuyển ngay đến lãnh đạo Viện trực trong ca để chỉ đạo xử lý; đối với bì công văn đến ghi “Chỉ người có tên mới được bóc bì” thì vào sổ, liên hệ và chuyển đến người có tên trên bì; bì công văn thường, ca trực vào sổ trực, sau đó chuyển Văn thư cơ quan để giải quyết. Ca trực nghiệp vụ tuyệt đối không bóc bì công văn đến.

-  Đối với văn thư, cơ yếu, phải bảo đảm phục vụ tốt công tác chuyên môn, nghiệp vụ; bảo quản con dấu an toàn, phục vụ việc xử lý các thủ tục tố tụng liên quan đến công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp được nhanh chóng, chính xác; công tác cơ yếu bảo đảm việc tiếp nhận, chuyển thông tin kịp thời, chính xác.

Ngoài ra, dự thảo trên cũng quy định một số nội dung khác về trực nghiệp vụ trong ngành KSND như công tác trực chỉ huy; công tác trực nghiệp vụ; phân công ca trực nghiệp vụ; các điều kiện bảo đảm cho công tác trực nghiệp vụ…

Xem toàn bộ Dự thảo tại đây

Xem thêm >>>

VKSNDTC lấy ý kiến về Dự thảo hướng dẫn quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý

TAND tối cao: Công bố Dự thảo Bộ quy tắc đạo đức dành riêng cho Thẩm phán

(0) Bình luận

Bài viết chưa có bình luận nào.

lên đầu trang