Giới thiệu Tạp chí Kiểm sát số 12/2022
(kiemsat.vn) Tạp chí Kiểm sát số 12/2022 phát hành ngày 20/6/2022 có các nội dung chính sau đây:
Bắt nguyên cán bộ thuế thành phố Vĩnh Yên
Lãnh đạo VKSND tối cao chúc mừng Tạp chí Kiểm sát nhân kỷ niệm 97 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam
Họp mặt cán bộ hưu trí VKSND tối cao nhân kỷ niệm 62 năm ngày thành lập ngành KSND
Trong chuyên mục VKSND trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bài viết “Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của VKSND trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của GS.TS. Trần Ngọc Đường phân tích nội dung, ý nghĩa các nguyên tắc tổ chức, hoạt động của VKSND trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và phát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, mở cửa, hội nhập đang tiến hành một cách mạnh mẽ và sâu rộng ở nước ta.
Trong những năm gần đây, VKSND tối cao đều xác định công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc dân sự là nhiệm vụ trọng tâm đột phá. Trong đó, kháng nghị là quyền năng pháp lý cơ bản và quan trọng nhất của VKSND trong tố tụng hành chính, tố tụng dân sự. Điều này được thể hiện bao quát qua bài viết “Giải pháp tăng cường công tác kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm các vụ án hành chính, vụ việc dân sự” của TS. Lê Đức Xuân trên chuyên mục Công tác kiểm sát.
Từ các tình huống thực tiễn, TS. Ngô Thanh Hương qua bài viết “Một số vướng mắc trong áp dụng pháp luật về yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn” tại chuyên mục Nghiên cứu - Trao đổi đã phân tích, bình luận việc áp dụng pháp luật tố tụng dân sự về các vấn đề: Mở phiên hòa giải hay phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải; đình chỉ giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số đề xuất, kiến nghị hoàn thiện pháp luật về các nội dung này.
Bài viết “Xét xử trực tuyến vụ án hình sự - Quy định của pháp luật Việt Nam và kinh nghiệm của một số nước” của PGS.TS. Mai Đắc Biên, ThS. Nguyễn Thị Lan Anh, Mai Thu Hằng trên chuyên mục Thông tin khoa học đã khẳng định: Việc triển khai mô hình xét xử trực tuyến là yêu cầu tất yếu của cải cách tư pháp, thực hiện trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0. Trên cơ sở đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam, bài viết phân tích, khái quát việc xét xử trực tuyến ở một số quốc gia trên thế giới, có thể tiếp thu để tiếp tục phát triển ở Việt Nam trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, Tạp chí số 12/2022 còn có các bài viết đáng chú ý sau: “Một số kinh nghiệm trong công tác phát hiện, điều tra tội phạm tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp” của tác giả Dương Văn Quý; “Giới hạn quyền tự định đoạt tài sản - Thực trạng và giải pháp” của tác giả Dương Quỳnh Hoa, Nguyễn Văn Hợi; “Hoàn thiện pháp luật về xử lý tài sản thế chấp bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng ngân hàng” của tác giả Khúc Thị Phương Nhung...
Trân trọng giới thiệu và kính mời Quý độc giả đón đọc!
Ủy ban Kiểm tra Trung ương kỷ luật, đề nghị kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên
Phê chuẩn Quyết định khởi tố Giám đốc cùng 02 nhân viên trong vụ bán xăng giả tại Bà Rịa - Vũng Tàu
-
1Quy định mới của Ban Bí thư về phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn vi phạm của tổ chức đảng, đảng viên
-
2Kịp thời bố trí kinh phí thực hiện chính sách, chế độ trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị
-
3Bản so sánh các nội dung dự kiến sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 với quy định hiện hành
-
4Chính phủ thông qua hồ sơ đề án sắp xếp cấp tỉnh, cấp xã
-
5Các hình thức cung cấp thông tin từ tài liệu lưu trữ số
-
67 nhóm nhiệm vụ nhằm thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 66-NQ/TW của Bộ Chính trị
Bài viết chưa có bình luận nào.