Dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2017 ở mức 6,3%
Tăng trưởng GDP năm 2017 được Ngân hàng Thế giới dự báo ở mức 6,3% và trong 2 năm tới, tốc độ này sẽ tăng nhẹ lên 6,4%.
Ông Trương Gia Bình làm Trưởng ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân
Việt Nam nhảy 5 bậc về năng lực cạnh tranh toàn cầu
Việt Nam – Nam Phi hướng tới mục tiêu thương mại 2 tỷ USD
“Triển vọng của Việt Nam trong trung hạn vẫn thuận lợi. Tăng trưởng GDP năm nay được dự báo ở mức 6,3%, cao hơn năm ngoái 0,1%, nhờ tâm lý tốt trên thị trường và đầu tư trực tiếp nước ngoài.” Đây là nhận định được Ngân hàng Thế giới đưa ra tại họp báo công bố Báo cáo cập nhật kinh tế Đông Á-Thái Bình Dương tổ chức ngày 13/4 tại Singapore có kết nối trực tuyến với các quốc gia trong khu vực.
Báo cáo nhận định: Viễn cảnh chung các nước đang phát triển khu vực Đông Á sẽ duy trì ở mức tích cực trong vòng 3 năm tới nhờ cầu nội địa mạnh, kinh tế toàn cầu dần hồi phục và giá hàng hóa nguyên vật liệu tăng trở lại.
Tăng trưởng đều và thu nhập của người lao động tăng lên, tình trạng nghèo trong khu vực cũng sẽ thuyên giảm. Tính trung bình, tất cả các nước khu vực Đông Á Thái Bình Dương dự báo tăng trưởng 6,2% trong năm nay và 6,1% trong năm 2018.
Tuy nhiên, khu vực vẫn phải đối mặt với các thách thức cả từ bên trong và bên ngoài. Đó là lãi suất tại Mỹ tăng nhanh hơn dự kiến, tâm lý bảo hộ và chống toàn cầu hóa tại nhiều nước phát triển và tín dụng tăng nhanh tại nhiều nước Đông Á.
Ông Sudhir Shetty, Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới khu vực Đông Á – Thái Bình Dương cho biết, chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch và các tư tưởng chống toàn cầu hóa đang trở lại tại một số quốc gia phát triển, cụ thể qua việc một số nền kinh tế phản ứng với Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Tuy rằng, tất cả mới chỉ dừng lại ở lời nói và chưa cụ thể hóa bằng hành động. Nhưng với sự gia tăng như hiện nay, các nước ủng hộ toàn cầu hóa cần có bước đi thận trọng và hành động cụ thể hơn về vấn đề này. Ngoài ra, cần tập trung tăng cường chính sách và khung thể chế hướng tới tăng năng suất lao động, đẩy mạnh xuất khẩu.
Còn tại Việt Nam, tăng trưởng GDP năm nay được Ngân hàng Thế giới dự báo ở mức 6,3%, trong 2 năm tới, tốc độ này sẽ tăng nhẹ lên 6,4%. Áp lực lạm phát tại Việt Nam nhìn chung ở mức thấp, do giá hàng hóa toàn cầu đang giảm. Chỉ số giá tiêu dùng năm nay dự báo tăng khoảng 4% và sẽ giữ nguyên trong 2 năm tới. Ngân sách sẽ được củng cố trong thời gian tới, bên cạnh đó, quá trình thoái vốn sẽ tăng nhanh và tỷ giá được duy trì ổn định.
Ông Sebastian Eckardt, Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho rằng, dù GDP quý 1 của Việt Nam chỉ tăng 5,1%, song các chỉ số kinh tế vĩ mô cơ bản của Việt Nam vẫn tốt. Bên cạnh đó, môi trường kinh doanh đã có nhiều cải thiện trong 3 năm qua, nhờ các chính sách của Chính phủ. Dù vậy, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất ổn, Việt Nam vẫn cần tăng năng lực cạnh tranh để chống chịu với các cú sốc từ bên ngoài.
“Triển vọng của Việt Nam trong trung hạn vẫn tích cực. Việt Nam sẽ duy trì được tốc độ phát triển dài hạn nếu đẩy mạnh tái cơ cấu. Dù vậy, tâm lý bảo hộ và rủi ro liên quan đến các biện pháp bảo hộ tại các nền kinh tế lớn sẽ là những thách thức với Việt Nam. Việt Nam cần đảm bảo tính bền vững của tài khóa trong trung hạn. Bên cạnh đó, cần chú trọng nhiều hơn đến chất lượng tăng trưởng, không phải chỉ là số lượng để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô. Đây là điều kiện tiên quyết để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia”, ông Sebastian Eckardt khuyến nghị./.
Theo Cẩm Tú/v.o.v-trung tâm tin
Thủ tướng Chính phủ: Yêu cầu làm rõ vai trò của tài sản ảo, tiền ảo
Mở thêm cơ hội hợp tác kinh tế với Indonesia, Australia, New Zealand
-
1Bình Dương tổ chức Hội nghị về thể dục thể thao
-
2Cơ hội vàng sở hữu căn liền kề đẳng cấp tại Danko City
-
3Ấn tượng với trải nghiệm “xanh” được Vinamilk mang đến ngày hội Việt Nam Xanh
-
4Tiếp tục đẩy mạnh triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước
-
5Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
-
6ROX Group duy trì sức hút của “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam”
Bài viết chưa có bình luận nào.