Dự án Luật Giáo dục đại học: Tự chủ để các trường bứt phá
Nội dung quy định về tự chủ đại học trong dự án Luật Giáo dục đại học được nhiều đại biểu đánh giá là điểm mở, tạo cơ hội cho các trường bứt phá.
Toàn văn phát biểu của Chủ tịch Quốc hội kết luận phiên chất vấn và trả lời chất vấn Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV
Bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội bền vững
Công bố quyết định nhân sự một số cơ quan, tổ chức Trung ương
Trước phiên thảo luận của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học sẽ diễn ra vào sáng nay (6/11), các đại biểu Quốc hội cho rằng dự án luật có nhiều nội dung cần lưu ý.
Nội dung quy định về tự chủ đại học trong dự án luật được nhiều đại biểu đánh giá là điểm mở, tạo cơ hội cho các trường bứt phá, nâng cao cơ sở vật chất cho giảng dạy, nghiên cứu.
Đại biểu Hồ Thanh Bình (đoàn An Giang) cho rằng, đây là xu thế tất yếu mà các trường đại học trên thế giới đã áp dụng nhiều năm nay. Do vậy các trường đại học trong nước cũng cần thực hiện theo xu hướng này góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của cơ sở đào tạo.
Đại biểu Hồ Thanh Bình, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang. (Ảnh: Quochoi.vn) |
"Nhà nước cần quan tâm chung trên tinh thần tạo ra được động lực để phát triển. Dần dần tập cho các trường, tạo cho các trường năng lực tự chủ. Về mặt nguyên lý để phát triển thì sự cạnh tranh là một trong những động lực cơ bản nhất cho tất cả các phát triển. Đây là một xu hướng, dù khó khăn ngay từ đầu, các trường cũng rất e dè, nhưng tôi nghĩ các trường sẽ ủng hộ và đây là hướng tạo ra năng lực thực sự cho các trường đại học, cho quá trình đào tạo và nghiên cứu khoa học" - đại biểu Hồ Thanh Bình cho biết.
Theo đại biểu Vũ Trọng Kim (đoàn Hải Dương), cần có quy định rõ trong luật để đảm bảo tự chủ không có nghĩa là Nhà nước không cấp kinh phí cho các trường đại học. Theo đó, làm rõ việc cấp kinh phí cho nhiệm vụ gì và theo lộ trình nào? Các trường Đại học tự chủ như thế nào để hướng tới mục tiêu cuối cùng là đào tạo ra lực lượng lao động tri thức đáp ứng yêu cầu thực tế của nền kinh tế - xã hội.
"Nhà nước tham gia một phần ngân sách, còn một phần nữa anh phải tự hoạt động để tạo ra thêm và cộng lại giữa Nhà nước và xã hội hóa này sẽ tạo ra nguồn kinh phí dồi dào để có thể giải quyết được những vấn đề yêu cầu đơn vị đó đặt ra. Giữa các trường sẽ có sự cạnh tranh lẫn nhau để trở thành trường có đông học sinh, sinh viên ra trường được, thị trường lao động tiếp nhận" - đại biểu Vũ Trọng Kim nêu ý kiến.
-
1Ngày 20/11, Quốc hội tiếp tục bước vào đợt 2 của Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV
-
2VKSND tối cao thông qua dự thảo Chiến lược phát triển Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
-
3Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai các giải pháp giảm nguồn cầu về ma túy
-
4 Ủy ban Pháp luật của Quốc hội: Trong kỳ báo cáo, Viện kiểm sát nhân dân không để phát sinh vụ việc khiếu nại về hành chính thuộc thẩm quyền
-
5Quốc hội nghe các báo cáo về công tác tư pháp năm 2024
-
6Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”
-
7Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã thảo luận thống nhất các vấn đề quan trọng
-
8Nâng cao hiệu quả công tác phát hiện, xử lý tội phạm về tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng
Bài viết chưa có bình luận nào.