Định hướng nghiên cứu khoa học năm 2026 của ngành Kiểm sát nhân dân
(kiemsat.vn) Viện trưởng VKSND tối cao đã ban hành Quyết định số 142 /QĐ-VKSTC ngày 03/4/2025 phê duyệt định hướng nghiên cứu khoa học năm 2026 của ngành Kiểm sát nhân dân.
Kiện toàn Hội đồng khoa học VKSND tối cao
Bình Dương: Kiểm sát hoạt động thi hành án dân sự, hình sự trên địa bàn
Họp Ban Thường vụ Đảng ủy, Ủy ban Kiểm sát mở rộng cho ý kiến về hồ sơ dự án Luật và Nghị quyết trình Quốc hội
PTheo Quyết định này, năm 2026 là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV và chương trình công tác Quốc hội khóa XVI (nhiệm kỳ 2026-2031); trong điều kiện đổi mới mạnh mẽ về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, trong đó có các cơ quan tư pháp và Viện kiểm sát nhân dân (VKSND), giai đoạn cách mạng mới đặt ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu để bổ sung, hoàn thiện về lý luận và tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ của VKSND đáp ứng yêu cầu trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Trong bối cảnh đó, VKSND tối cao định hướng trọng tâm công tác nghiên cứu khoa học năm 2026 của ngành Kiểm sát nhân dân như sau:
Nghiên cứu giải pháp tăng cường sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của Đảng đối với VKSND
Nghiên cứu, đề xuất giải pháp triển khai thực hiện các quan điểm, chủ trương của Đảng, nhất là Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIV, tập trung vào các định hướng lớn, cụ thể:
- Nghiên cứu giải pháp tăng cường sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của Đảng đối với VKSND các cấp, hệ thống kiểm soát quyền lực của VKSND đối với các cơ quan tư pháp trong tình hình mới.
- Nghiên cứu giải pháp nhằm triển khai tổ chức thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền, cải cách tư pháp và đổi mới tổ chức, hoạt động của VKSND đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về khoa học kiểm sát, nhất là vị trí, vai trò, trách nhiệm của VKSND trong kỷ nguyên mới.
Nghiên cứu, đề xuất giải pháp thực hiện nhiệm vụ mới của ngành Kiểm sát nhân dân như thí điểm và triển khai thực hiện tố tụng dân sự công ích, tố tụng hành chính công ích và những vấn đề đặt ra đối với VKSND trong quá trình hội nhập, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các giải pháp hoàn thiện thể chế
Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các giải pháp hoàn thiện thể chế bảo đảm liên thông, đồng bộ, thống nhất trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, trong đó có VKSND, đáp ứng yêu cầu về tổ chức bộ máy sau sắp xếp, tinh gọn; tập trung vào các luật về tố tụng tư pháp mà VKSND có trách nhiệm chủ trì hoặc tham gia phối hợp xây dựng (Luật tổ chức VKSND, Bộ luật Tố tụng hình sự...).
Đánh giá quá trình thi hành Luật tổ chức VKSND và các văn bản hướng dẫn có liên quan; về cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với VKSND, sự giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các cơ quan có thẩm quyền nhằm tăng cường tính công khai, minh bạch, bảo đảm sự tuân thủ pháp luật trong tình hình mới.
Đánh giá tác động của việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị đối với ngành Kiểm sát nhân dân; những vấn đề lý luận, thực tiễn đặt ra và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ của VKSND sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy.
Tăng cường hiệu quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ của VKSND đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới
Nghiên cứu, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp đổi mới, tăng cường hiệu quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ của VKSND theo các quy định mới của pháp luật, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Cụ thể:
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm, dự báo xu hướng tội phạm trong thời gian tới, đặc biệt là các loại tội phạm mới, gây bức xúc trong dư luận xã hội, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh trật tự, các tội phạm có hành vi, phương thức, thủ đoạn phạm tội mới như lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng; tội phạm công nghệ cao...
- Tiếp tục nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp đối với các vụ án hình sự về một số lĩnh vực quan trọng, có tác động lớn đến nền kinh tế - xã hội như tài chính, ngân hàng, quản lý và sử dụng đất đai, tài sản công, chứng khoản, đấu thầu, đấu giá...
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng công tác điều tra của Cơ quan điều tra VKSND tối cao, đảm bảo hiệu quả hoạt động, đáp ứng yêu cầu về kiểm soát quyền lực trong hoạt động tư pháp và đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới.
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, kinh doanh thương mại, lao động; khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp, bảo đảm kiểm soát quyền lực trong hoạt động tư pháp thực sự hiệu lực, hiệu quả.
Nghiên cứu xây dựng cơ chế phối hợp giữa VKSND với các cơ quan tố tụng, các cơ quan nhà nước có liên quan; nghiên cứu các giải pháp tăng cường công tác phối hợp thực hiện chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong và ngoài Quân đội nhằm đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Nghiên cứu triển khai mạnh mẽ các ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số
Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp bảo đảm xây dựng VKSND chuyên nghiệp, hiện đại, Viện kiểm sát số đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới. theo đó:
Nghiên cứu triển khai mạnh mẽ các ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, công nghệ AI phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành; công tác chuyên môn nghiệp vụ của ngành Kiểm sát nhân dân.
Nghiên cứu các giải pháp tăng cường các điều kiện bảo đảm hoạt động của VKSND đáp ứng yêu cầu thực hiện chức năng, nhiệm vụ.
Nghiên cứu các giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra nhằm tăng cường tính minh bạch, phòng ngừa tiêu cực, kịp thời phát hiện, xử lý vi phạm trong ngành Kiểm sát nhân dân.
Nghiên cứu các giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Ngành, hình ảnh người cán bộ kiểm sát, Kiểm sát viên...
Bên cạnh đó, định hướng trọng tâm công tác nghiên cứu khoa học năm 2026 theo Quyết định này cũng đề ra nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (việc thu hút, tuyển dụng, quản lý, sử dụng nguồn nhân lực, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ...) của VKSND theo hướng tỉnh, chuyên nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện chức năng, nhiệm vụ sau khi sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy.
Nghiên cứu, so sánh pháp luật của một số nước trên thế giới, pháp luật quốc tế để tham khảo, vận dụng trong công cuộc cải cách tư pháp nói chung và VKSND nói riêng; tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tư pháp và tương trợ tư pháp về hình sự đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm có yếu tố nước ngoài; thu hồi tài sản phạm tội bị tẩu tán ra nước ngoài...
Các nội dung nghiên cứu khác nhằm giải quyết các vấn đề cấp bách phát sinh trong thực tiễn công tác của ngành Kiểm sát nhân dân.
VKSND TP. Lào Cai trực tiếp kiểm sát việc thi hành án hình sự tại các xã, phường trên địa bàn
-
1Kiện toàn Hội đồng khoa học VKSND tối cao
-
2Bình Dương: Kiểm sát hoạt động thi hành án dân sự, hình sự trên địa bàn
-
3Họp Ban Thường vụ Đảng ủy, Ủy ban Kiểm sát mở rộng cho ý kiến về hồ sơ dự án Luật và Nghị quyết trình Quốc hội
-
4VKSND TP. Lào Cai trực tiếp kiểm sát việc thi hành án hình sự tại các xã, phường trên địa bàn
-
5Định hướng nghiên cứu khoa học năm 2026 của ngành Kiểm sát nhân dân
Bài viết chưa có bình luận nào.