Danh sách 48 người được lấy phiếu tín nhiệm
(kiemsat.vn) Chiều nay, 25/10, Quốc hội thông qua Nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.
Khai mạc trọng thể kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đắc cử Chủ tịch nước
Ông Nguyễn Mạnh Hùng được phê chuẩn Bộ trưởng Thông tin Truyền thông
Phiên họp toàn thể tại Hội trường của Quốc hội
Trước đó, chiều ngày 24/10, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban Công tác đại biểu Trần Văn Túy trình bày Tờ trình số 338/TTr-UBTVQH14 về dự kiến danh sách những người được lấy phiếu tín nhiệm trước Quốc hội.
Theo Tờ trình, tại kỳ họp này, Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ sau: Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước; Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội; Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước.
Đối với hai chức danh vừa được Quốc hội bầu và phê chuẩn là Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng sẽ không phải lấy phiếu tín nhiệm do không có thời gian đảm nhiệm chức vụ liên tục đủ 9 tháng. Vì vậy, danh sách được lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp này sẽ là 48 người, cụ thể:
Khối Chủ tịch nước:
Bà Đặng Thị Ngọc Thịnh, Phó Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Khối Quốc hội gồm 18 người:
1. Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Bà Tòng Thị Phóng, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Ông Uông Chu Lưu, Phó Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
4. Ông Đỗ Bá Tỵ, Phó Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
5. Ông Phùng Quốc Hiển, Phó Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
6. Bà Nguyễn Thúy Anh, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội.
7. Ông Phan Thanh Bình, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội.
8. Ông Hà Ngọc Chiến, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội.
9. Ông Phan Xuân Dũng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội.
10. Ông Nguyễn Khắc Định, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
11. Ông Nguyễn Văn Giàu, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội.
12. Ông Nguyễn Đức Hải, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội.
13. Bà Nguyễn Thanh Hải, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
14. Bà Lê Thị Nga, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội.
15. Ông Nguyễn Hạnh Phúc, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.
16. Ông Vũ Hồng Thanh, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.
17. Ông Trần Văn Túy, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
18. Ông Võ Trọng Việt, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội.
Khối Chính phủ gồm 26 người:
1. Ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Ông Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Ông Phạm Bình Minh, Phó Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
4. Ông Vương Đình Huệ, Phó Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
5. Ông Vũ Đức Đam, Phó Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
6. Ông Trịnh Đình Dũng, Phó Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
7. Ông Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
8. Ông Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an.
9. Ông Chu Ngọc Anh, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
10. Ông Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Công Thương.
11. Ông Đỗ Văn Chiến, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.
12. Ông Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
13. Ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội.
14. Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
15. Ông Đinh Tiến Dũng, Bộ trưởng Bộ Tài chính.
16. Ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.
17. Ông Phạm Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
18. Ông Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
19. Ông Lê Minh Hưng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
20. Ông Lê Minh Khái, Tổng Thanh tra Chính phủ.
21. Ông Lê Thành Long, Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
22. Ông Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
23. Ông Lê Vĩnh Tân, Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
24. Ông Nguyễn Văn Thể, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
25. Ông Nguyễn Ngọc Thiện, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
26. Bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế.
Khối Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Kiểm toán Nhà nước có 3 người:
1. Ông Nguyễn Hòa Bình, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao.
2. Ông Lê Minh Trí, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao.
3. Ông Hồ Đức Phớc, Tổng Kiểm toán Nhà nước.
Mục đích lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm: Việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân; giúp người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm thấy được mức độ tín nhiệm của mình để phấn đấu, rèn luyện, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động; làm cơ sở để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ.
Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm bằng cách bỏ phiếu kín. Trên phiếu ghi rõ họ tên, chức vụ của những người được lấy phiếu tín nhiệm, các mức độ: “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm”, “tín nhiệm thấp”.
Người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân đánh giá “tín nhiệm thấp” thì có thể xin từ chức.
Người được lấy phiếu tín nhiệm có từ hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trở lên đánh giá “tín nhiệm thấp” thì Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm.
(Theo Nghị quyết số: 85/2014/QH13 ngày 28/11/2014)
-
1Chủ tịch nước Lương Cường thăm và làm việc với VKSND tối cao
-
2VKSND tối cao tham dự Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII
-
3Sau 29,5 ngày làm việc, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra
-
4VKSND tối cao Việt Nam tham dự Hội nghị Hiệp hội Công tố viên quốc tế tại Hong Kong
-
5Thể chế là 'đột phá của đột phá' để khơi thông mọi nguồn lực phát triển
-
6Hoàn thành đề án sắp xếp, tinh gọn bộ máy trong tháng 12/2024
-
7Tập trung quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
-
8Thực hiện thí điểm áp dụng các biện pháp để xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự
Bài viết chưa có bình luận nào.