Danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN lĩnh vực Thông tin và Truyền thông
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước trong lĩnh vực thông tin và truyền thông.
![]() |
Ảnh minh họa |
Theo đó, lĩnh vực báo chí, truyền thông có 5 dịch vụ ngân sách nhà nước đảm bảo 100%: 1-Thông tin tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị; 2- Thông tin tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ đảm bảo an ninh - quốc phòng; 3- Thông tin tuyên truyền phục vụ tuyên truyền đối ngoại; 4- Thông tin tuyên truyền phục vụ thiếu niên, nhi đồng, người khiếm thính, khiếm thị, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và các nhiệm vụ trọng yếu khác phù hợp với từng thời kỳ theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; 5- Đo lường mức độ tiếp cận, sử dụng thông tin của khán giả phục vụ đánh giá hiệu quả nội dung thông tin tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị - quốc phòng, đối ngoại và phát triển kinh tế - xã hội.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành theo thẩm quyền định mức kinh tế - kỹ thuật, tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước; phối hợp với Bộ Tài chính ban hành giá dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực thông tin và truyền thông sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về giá.
Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, căn cứ nhiệm vụ thuộc phạm vi quản lý về lĩnh vực thông tin và truyền thông và danh mục dịch vụ sự nghiệp công, để xác định chi tiết các danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
UBND cấp tỉnh căn cứ nhiệm vụ thuộc phạm vi quản lý của địa phương về lĩnh vực thông tin và truyền thông, danh mục dịch vụ sự nghiệp công, để xây dựng, ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước lĩnh vực sự nghiệp thông tin và truyền thông theo phân cấp thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
-
123 VKSND cấp tỉnh, thành phố được thành lập sau hợp nhất và 355 VKSND khu vực
-
2Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 9: Nâng cao hiệu quả, tạo đột phá trong công tác tổ chức thi hành pháp luật
-
3Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật MTTQ Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở được thông qua
-
4Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
-
5Nghị quyết về cơ chế đặc biệt xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật
-
6Quốc hội thông qua Luật Khoa học Công nghệ và Đổi mới sáng tạo
-
7Số lượng thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khoá XV là 20 người
-
8Giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội không phụ thuộc vào địa giới hành chính
-
9Quy định mới về hợp đồng thực hiện nhiệm vụ của công chức
Bài viết chưa có bình luận nào.