Đại lão hòa thượng Thích Phổ Tuệ: “Trong chùa không nên có tiền, tôi không ở gần tiền được”

07/04/2019 11:14

(kiemsat.vn)
Tại ngôi chùa đã hơn trăm tuổi ở giữa vùng chiêm trũng nông thôn Bắc bộ, được coi là tổ đình của Phật giáo Việt Nam, hơn nửa thế kỷ qua, nơi không có hòm công đức, không có cúng sao, đốt vàng mã, Đại lão hòa thượng Thích Phổ Tuệ cùng sư tăng làm ruộng, trồng rau, trồng cây ăn quả tại vườn để tự nuôi sống mình và tu tập, hành đạo, không hề phiền lụy đến chúng sinh. Ngài thường nói với các đệ tử: “Trong chùa không nên có tiền, tôi không ở gần tiền được”.

Thời gian gần đây, dư luận bất bình về tình trạng trạng xuống cấp, lai tạp của đời sống Phật giáo Việt Nam. Rất nhiều ngôi chùa lớn mọc lên, việc mượn cửa Phật buôn thần bán thánh thu trăm tỷ, ngàn tỷ.

Hòa thượng Thích Phổ Tuệ tiếp tục được suy tôn là Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Những vụ “Cúng sao giải hạn” hằng năm làm tắc đường Hà Nội của chùa Phúc Khánh, rồi “trả nghiệp theo giá ra của Vong” ở chùa Ba Vàng quá trắng trợn phản Phật pháp gần đây, cùng với hội chứng start-up đua nhau xây chùa to để buôn thần bán thánh, chỉ là bước “cái u” biến thành “ung thư” của tình hình Phật giáo nước nhà. “Cái u” đã được cảnh báo từ lâu, bởi không ít thiện trí thức. 

Dựa vào tình trạng mất lòng tin hoàn toàn vào “lý tưởng” bánh vẽ, vào công lý xã hội, vào chính quyền, cộng với óc mê tín sâu nặng vốn là truyền thống của người dân ở xứ sở kém phát triển, “một bộ phận không nhỏ” thầy chùa bắt đầu đua nhau… kinh doanh “tâm linh”, buôn thần bán thánh!

Đại lão hòa thượng Thích Phổ Tuệ tròn 104 tuổi

Trong khi hết sức thất vọng với tình trạng xuống cấp, lai tạp của đời sống Phật giáo Việt Nam xuống dốc không thể không nhắc tới Đại lão hòa thượng Thích Phổ Tuệ, niềm tự hào của Phật giáo Việt Nam.  Rất nhiều lúc Phật tử thập phương cũng như người dân địa phương muốn đóng góp tiền cho chùa, nhưng Hòa thượng Thích Phổ Tuệ không bao giờ cho nhận.

Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ, Đệ tam Pháp chủ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, thế danh là Bùi Văn Quý, sinh ngày 12 tháng 4 năm 1917 tại thôn Phùng Thiện, xã Khánh Tiên, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. Ngài xuất gia năm mới 6 tuổi, năm 1923 tại chùa Quán cũng thuộc huyện Yên Khánh quê hương. Đến ngày 12 tháng 4 năm 2019, Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ trụ thế 104 tuổi, có 97 năm tu hành, là bậc chân tu nổi tiếng tinh thông kim cổ, quảng bác, trọn đời sống thanh bần, ẩn dật ở các chùa quê  thanh tịnh, được sư tăng, Phật tử và người dân cả nước yêu mến suy tôn là Thích Ca Mâu Ni của Việt Nam.

Tổng Bí thư- Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thăm pháp chủ Thích Phổ Tuệ

Tuy được bầu làm ngưới đứng đầu Giáo hội Phật giáo Việt Nam từ năm 2007, nhưng 12 năm qua, Đại lão hòa thượng Thích Phổ Tuệ không ở trụ sở chùa Quán Sứ mà vẫn ở chùa Viên Minh – Đa Bảo, còn gọi là chùa Giáng ở Phú Xuyên, Hà Nội, ngài đã tu từ năm 17 tuổi. Đây là một trong ba sơn môn lớn nhất miền Bắc vào đầu thế kỷ 20 do Pháp sư Nguyễn Uẩn sáng lập năm 1900, được gọi là đệ nhất tổ. Sau khi Pháp sư Nguyễn Uẩn mất, chùa do đệ nhị tổ Thích Quảng Tốn trụ trì. Năm 1961, đệ Nhị tổ Thích Quảng Tốn viên tịch, Ngài Thích Phổ Tuệ lãnh trách nhiệm trụ trì từ đó.

Rất nhiều lúc Phật tử thập phương cũng như người dân địa phương muốn đóng góp tiền cho chùa, nhưng Thích Phổ Tuệ không bao giờ cho nhận. Ngài thường nói với các đệ tử: “Trong chùa không nên có tiền, tôi không ở gần tiền được”.

Trong một lần trả lời phỏng vấn báo Giác ngộ, khi được hỏi: “Tự cày cấy nuôi thân, chạy đua với thời gian để biên soạn, dịch, nghiên cứu kinh Phật để lại công nghiệp cho Phật giáo nước nhà, mà ngài đã bách niên vẫn không tỏ ra mỏi mệt. Hòa thượng có bí quyết gì để truyền lại cho hậu thế?”. Đại lão hòa thượng thanh thản chia sẻ: “Tôi không có bí quyết gì. Tuổi thọ không phải là thước đo giá trị con người. Vấn đề là sống để thực hiện sứ mệnh gì, mang lại lợi ích gì cho Đời, cho Đạo. Ngài Trần Nhân Tông chỉ ở đời có 51 năm, Ngài Pháp Loa có 47 năm mà công nghiệm thì bất khả tư nghì. Tôi trụ thế đến nay đã 99 năm, ở chùa 94 năm, thụ Đại giới được 78 năm, nghiệp là tu hành, nuôi thân thể chủ yếu bằng nghề làm ruộng, chưa từng dám lạm dụng một bát gạo, một đồng tiền của tín thí thập phương, khi nào chư Phật, chư Tổ cho gọi thì về thôi”.

Năm 2012, nhân dịp ngài được tái suy tôn vị trí Pháp chủ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phật tử và nhân dân các địa phương Hà Tây cũ tổ chức Đại lễ cung nghinh ngài rất lớn, ngài cảm động phát biểu: “Tôi không ngờ chư vị lại giữ lời đã hứa khả với chúng tôi như vậy! Đã tổ chức lễ đón rước quá lớn. Ngoài sự tưởng tượng của chúng tôi. Chúng tôi đã làm được những gì trong cuộc đời tu hành của mình mà dám nhận cái phúc lớn đó? Phúc là phải do tu mà có. Phúc thì nên tích mà không nên tán. Phúc không tích thêm mà cứ lạm hưởng thì rồi cũng hết. Khi đó phúc trở thành họa”.

Khó có ai như ngài, ngay giữa lúc nhận tôn vinh vẫn không quên tự răn đe chính mình “Phúc không tích mà cứ lạm hưởng thì rồi cũng hết. Khi đó phúc trở thành họa”

Về chuyện xây chùa to, tượng Phật lớn khắp nơi, Đức Pháp chủ nhận xét nhẹ nhàng mà thâm thúy: “Sự học đâu cần chùa to, cảnh lớn. Chùa to, giảng đường đẹp, phòng ốc sang dù sao cũng chỉ là phương tiện. Còn linh hồn của nó là thầy và trò trong quan hệ tu tập và hành trì”. Ngài cảnh bảo về hậu quả của việc này là “Chạy theo hình thức bề ngoài, hình thức thế gian mà quên đi phương tiện đặc thù và mục đích cứu cánh, cho nên làm nhiều mà kết quả chẳng được bao nhiêu”.

Đối với tình hình xuống cấp về đạo hạnh của tăng ni, nhất là người trẻ, Pháp chủ nhận xét khá nghiêm khắc cả về hậu quả và trách nhiệm: “Nay có ai đó xao nhãng tu học mà chạy theo danh lợi phàm tình, xuống cấp đạo hạnh, bị thế gian chê cười, pháp luật và Phật luật can thiệp thì với bản thân mình tất phải chịu quả báo. Đồng thời các cá nhân và tổ chức có liên quan cũng phải cộng nghiệp chịu trách nhiệm liên đới vì dạy không nghiêm, quản không chặt”.

Nghe đọc về cuộc đời tuyệt đẹp và những chỉ dạy giản dị sâu sắc của đại lão hoà thượng Thich Phổ Tuê, đệ tam Pháp chủ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tôi thầm nghĩ giá như Phật giáo Việt Nam biết học theo tấm gương, biết tuân theo những lời chỉ dạy của ngài thì có lẽ đã không có những chuyện đau lòng như chuyện thỉnh vong cúng oan gia trái chú để lừa đào tiền tỷ của người dân ở chùa Ba Vàng vừa qua.

Trong khi hết sức thất vọng với tình trạng xuống cấp, lai tạp của đời sống Phật giáo Việt Nam xuống dốc, nhất là với những nơi mượn cửa Phật buôn thần bán thánh thu trăm tỷ, ngàn tỷ, nhiều người vẫn không quên nhắc tới Đại lão hòa thượng Thích Phổ Tuệ, niềm tự hào của Phật giáo Việt Nam.

Rất nhiều câu hỏi được dư luận đặt ra: Tại sao không thấy tình trạng buôn bán nhảm nhí như thế ở những ngôi chùa thuộc các tổ chức “phi quốc doanh” như “tàn dư” của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất (miền Nam cũ) hay giáo phái Làng Mai (Bát Nhã, Lâm Đồng). Tại sao có sự trùng hợp: trong khi những ngôi chùa này đều bị nhà nước quyết triệt bỏ, thì những ngôi chùa buôn thần bán thánh linh đình đều được sự ưu ái của các quan chức cao cấp (như những gốc cây kỷ niệm, những bức hình chụp đã thừa sức tố cáo) và cũng “tiên phong” trong việc biến các lãnh tụ chính trị thành “Phật” để thờ cúng trong chùa? 

Sự phát triển của tín ngưỡng, ở mặt tích cực, đáp ứng nhu cầu tâm linh của người dân. Tuy nhiên, ở mặt tiêu cực, đây cũng là môi trường sản sinh ra các hiện tượng mê tín dị đoan.

Nếu Phật giáo Việt Nam làm theo pháp chủ Thích Phổ Tuệ…

(1) Bình luận

Bài viết chưa có bình luận nào.

lên đầu trang