Chủ tịch nước chủ trì Phiên họp thứ hai Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương
(kiemsat.vn) Nhắc lại Kết luận 19-KL/TW của Bộ Chính trị về định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, Chủ tịch nước nêu rõ, việc xây dựng, ban hành luật phải thận trọng, chắc chắn, làm tốt từng khâu, đặt yêu cầu cao về chất lượng.
Đoàn Luật sư tỉnh Nghệ An tọa đàm nhân kỷ niệm 77 năm ngày truyền thống Luật sư Việt Nam
Thành công của Hội nghị Trung ương 6 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
Viện trưởng VKSND tối cao Lê Minh Trí tiếp xúc cử tri tại TP. Hồ Chí Minh
Sáng nay, 15/10, tại Hà Nội, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương chủ trì phiên họp thứ hai Ban Chỉ đạo. Cùng dự có các Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng: Phan Đình Trạc, Trưởng ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương; Nguyễn Hòa Bình, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao. Dự phiên họp còn có các Ủy viên Trung ương Đảng, thành viên Ban Chỉ đạo và lãnh đạo một số bộ, ban, ngành Trung ương.
Tại Phiên họp, các đại biểu tham gia nhiều ý kiến cụ thể về một số nội dung quan trọng của hai Đề án do Ban Cán sự Đảng Tòa án nhân dân tối cao xây dựng, gồm: “Xây dựng Tòa án điện tử ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp đến năm 2030, định hướng đến năm 2045” và Đề án “Xây dựng Luật Tư pháp người chưa thành niên”. Các đại biểu cũng cho ý kiến vào Báo cáo thực hiện “Đề án về cơ sở vật chất, bộ máy, cán bộ và lộ trình cụ thể thực hiện việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015” của Đảng ủy Công an Trung ương.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương chủ trì phiên họp. |
Sau khi các đại biểu dự họp nêu ý kiến, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao các đại biểu nêu các ý kiến sâu sắc, chất lượng, đóng góp với tinh thần trách nhiệm cao thảo luận nhiều vấn đề đặt ra trong cải cách tư pháp, cơ bản thống nhất cao với nội dung báo cáo tổng hợp của Ban Nội chính Trung ương.
Nhấn mạnh tinh thần đổi mới, cải cách mạnh mẽ phải luôn đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chủ tịch nước nhắc lại Kết luận 19-KL/TW của Bộ Chính trị ngày 14/10/2021 về định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV nêu rõ, việc xây dựng, ban hành luật phải thận trọng, chắc chắn, làm tốt từng khâu, đặt yêu cầu cao về chất lượng, không chạy theo số lượng, phải bám sát và kịp thời đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Những vấn đề cấp bách, đã chín, đã rõ, được thực tiễn chứng minh, có sự thống nhất cao thì mới xây dựng, ban hành luật; những vấn đề mới, chưa đạt đồng thuận cao thì có thể quy định thực hiện thí điểm.
Các thành viên Ban Chỉ đạo đều đánh giá Ban Cán sự Đảng Tòa án Nhân dân tối cao đã chuẩn bị hai Đề án là “Xây dựng Tòa án điện tử ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp đến năm 2030, định hướng đến năm 2045” và Đề án “Xây dựng Luật Tư pháp người chưa thành niên” một cách công phu, bài bản nghiêm túc, có nghiên cứu, khảo sát thực tiễn trong nước và kinh nghiệm quốc tế, tiếp thu đầy đủ góp ý của các cơ quan hữu quan.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương phát biểu chỉ đạo tại phiên họp. |
Cùng với chuẩn bị Đề án “Xây dựng Tòa án điện tử ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp đến năm 2030, định hướng đến năm 2045”, Tòa án Nhân dân tối cao cũng đã chủ động, tiên phong triển khai ứng dụng công nghệ thông tin. Mục tiêu xây dựng Tòa án điện tử là cần thiết phù hợp với sự phát triển của xã hội, nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng xét xử; thực hiện công khai, minh bạch; nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân, nâng cao niềm tin của nhân dân vào công lý, tiết kiệm chi phí, thời gian, công sức của xã hội khi tham gia các hoạt động tư pháp; thực hiện các cam kết quốc tế mà Tòa án Việt Nam đã tham gia.
Trên cơ sở các ý kiến thảo luận tại phiên họp, Chủ tịch nước đề nghị Ban Cán sự Đảng Tòa án nhân dân tối cao tiếp thu các ý kiến góp ý, chỉnh sửa, hoàn thiện Đề án, trong đó có một số nội dung về giải pháp để phòng ngừa, ngăn chặn việc lợi dụng, lạm dụng công nghệ cao tác động đến bản chất của vụ án, vụ việc, sự thật khách quan, tính đúng đắn trong quá trình xét xử, việc ra phán quyết của tòa, của thẩm phán khi áp dụng tố tụng trực tuyến; có giải pháp bảo đảm an ninh, an toàn thông tin tòa án trên không gian mạng… Sau khi hoàn thiện Đề án, trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, phê duyệt và bố trí kinh phí để sớm triển khai thực hiện.
Đối với Đề án “Xây dựng Luật Tư pháp người chưa thành niên”, đây là Đề án nhằm nâng cao hiệu quả phòng chống vi phạm pháp luật của trẻ em, người chưa thành niên theo yêu cầu cải cách tư pháp. Ý kiến phát biểu của các đại biểu cũng cho thấy đây là vấn đề được nhiều nước trên thế giới quan tâm. Nhấn mạnh tư pháp người chưa thành niên là một chính sách lớn, thể hiện tính nhân văn, nhân đạo, trách nhiệm của Nhà nước và xã hội đối với thế hệ tương lai, Chủ tịch nước đề nghị Ban Cán sự Đảng Tòa án nhân dân tối cao nghiên cứu tiếp thu ý kiến góp ý của thành viên Ban Chỉ đạo, các bộ, ngành, địa phương; đánh giá tác động thực tiễn của dự án luật này cũng như đối với việc sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật hiện hành, báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến.
Các đại biểu tham dự phiên họp. |
Về Báo cáo thực hiện “Đề án về cơ sở vật chất, bộ máy, cán bộ và lộ trình cụ thể thực hiện việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015”, tại cuộc họp, các thành viên Ban Chỉ đạo cũng đánh giá cao Đảng ủy Công an Trung ương cùng một số bộ, ngành đã nghiêm túc triển khai thực hiện. Chủ tịch nước nhấn mạnh, đây là nội dung quan trọng có ý nghĩa cải cách tư pháp, góp phần bảo đảm tính minh bạch trong quá trình tố tụng, chống bức cung, nhục hình, bảo vệ tốt hơn quyền con người, quyền công dân; đồng thời bảo vệ cán bộ điều tra, tránh bị vu khống có hành vi bức cung nhục hình trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Để khắc phục khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện chủ trương này, Chủ tịch nước đề nghị, Đảng ủy Công an Trung ương chỉ đạo nghiên cứu, đề xuất lộ trình thực hiện, phù hợp với khả năng đáp ứng của ngân sách nhà nước, năng lực thực thi của cán bộ và xác định những trường hợp cần ưu tiên áp dụng…; đồng thời, báo cáo Quốc hội, Chính phủ kịp thời cấp kinh phí để bảo đảm tiến độ và hiệu quả của Đề án.
Về một số nhiệm vụ khác, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc lưu ý thành viên Ban Chỉ đạo rà soát các nhiệm vụ, giải pháp nêu trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (khóa XIII) về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới liên quan đến công tác tư pháp và cải cách tư pháp để xây dựng các Đề án triển khai thực hiện Nghị quyết quan trọng này./.
Đẩy mạnh triển khai các các hoạt động ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng
Phát triển vùng Tây Nguyên phải phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước
-
1Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024 trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
-
216 dự án luật sẽ được thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV
-
33.763 phạm nhân đang chấp hành án phạt tù và 2 người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù được hưởng đặc xá năm 2024
-
4Công bố quyết định đặc xá tại Trại giam Thanh Xuân, Bộ Công an
-
5Chính phủ quyết nghị về 3 dự án luật, 2 đề nghị xây dựng luật
-
6Cuộc thi “Báo cáo án bằng sơ đồ tư duy trong ngành Kiểm sát nhân dân” năm 2024 thành công tốt đẹp
-
7Nghị quyết phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 9 năm 2024
-
8Đoàn đại biểu VKSND tối cao Việt Nam tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 5 Mạng lưới toàn cầu các cơ quan thực thi pháp luật chống tham nhũng
Bài viết chưa có bình luận nào.