Chính thức ban hành Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử của Thẩm phán
(kiemsat.vn) Ngày 04/7/2018, Hội đồng tuyển chọn giám sát Thẩm phán quốc gia đã ban hành Quyết định số 87/QĐ-HĐTC ban hành Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử của Thẩm phán.
Khởi tố Phó giám đốc BV đa khoa tỉnh Hoà Bình trong vụ tai biến chạy thận
Cơ quan điều tra VKSND tối cao bắt tạm giam Điều tra viên làm sai lệch hồ sơ vụ án
Những việc Thẩm phán phải làm
Thực hiện việc giải quyết các vụ việc được phân công theo đúng quy định cua pháp luật; Bảo đảm dân chủ, nghiêm minh, khách quan trong giải quyết các vụ việc; Lắng nghe, tôn trọng ý kiến của những người tiên hành tố tụng và người tham gia tố tụng; Giải thích, hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của họ theo quy định của pháp luật; tiếp xúc với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến vụ việc mà mình có thẩm quyền giải quyết đúng nơi quy định; Từ chối tiến hành tố tụng theo quy định của pháp luật; Phát hiện và kiến nghị với các cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ xung hoặc hủy bỏ văn bản luật trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Ảnh mang tính minh họa (nguồn internet) |
Những việc Thẩm phán không được làm
Tư vấn cho bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác làm cho việc giải quyết vụ việc hoặc những việc khác không đúng quy định của pháp luật; Can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết vụ án hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm giải quyết vụ án; Mang hồ sơ vụ án hoặc tài liệu trong hồ sơ vụ án ra khỏi cơ quan, nếu không vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩm quyền; Tiếp xúc bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trong vụ việc mà mình có thẩm quyền giải quyết không đúng nơi quy định; Sách nhiễu, trì hoãn, chậm trễ, gây khó khăn, phiền hà cho người dân, bị can, bị cáo, đương sự, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng; Truy ép, gọi ý cho bị can, bị cáo, đương sự, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng cung cấp tài liệu, khai báo, trình bày sự việc không khách quan, trung thực; Tiết lộ bí mật Nhà nước, bí mật công tác của mình, của cán bộ, công chức thuộc Tòa án và các cơ quan liên quan khác; Tiết lộ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của bị can, bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Xem chi tiết Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử của Thẩm phán tại đây.
Xem thêm >>>
TAND tối cao: Công bố Dự thảo Bộ quy tắc đạo đức dành riêng cho Thẩm phán
Công khai Quy tắc ứng xử của người có chức vụ để nhân dân biết và giám sát
-
1Chỉ thị về tăng cường công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong ngành Kiểm sát nhân dân
-
2Rút kinh nghiệm về việc xét, lập hồ sơ đề nghị khen thưởng các phong trào thi đua theo chuyên đề năm 2024
-
3Các văn bản hướng dẫn Luật Đất đai năm 2024 mới nhất
-
4Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
-
5 Quy định mới về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng
-
6Quy định mới về áp dụng biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án dân sự
-
7Khám chữa bệnh bằng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VnelD
-
8Quy định mới về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
-
9Trình tự tiếp nhận công chức không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý từ ngày 06/11/2024
Bài viết chưa có bình luận nào.