Chính phủ trình Quốc hội Dự án Luật Bảo đảm an toàn giao thông đường bộ
Chính phủ vừa có tờ trình Quốc hội về dự án Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông (ATGT) đường bộ, trong đó có nội dung sát hạch, cấp giấy phép lái xe.
Chào mừng ngày Quốc khánh 2-9, Hà Nội rực rỡ cờ, hoa
Sắt son lời thề giữ biển: Biển, đảo là máu thịt Tổ quốc
Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM
Theo đó, dự án Luật Bảo đảm trật tự ATGT đường bộ có 6 chính sách là: Quy tắc giao thông đường bộ; Phương tiện và người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ;
Tổ chức ATGT, chỉ huy, điều khiển giao thông và giải quyết ùn tắc giao thông đường bộ; Giải quyết TNGT đường bộ; Thực thi pháp luật trong phát hiện, xử lý vi phạm; Quản lý nhà nước về trật tự ATGT đường bộ.
Trong các chính sách cũng có sự điều chỉnh về nội dung để bảo đảm không trùng chéo với nội dung cụ thể trong các chính sách của dự án Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) và các Luật, dự án Luật khác có liên quan (như Luật xử lý vi phạm hành chính).
Cụ thể: Về phương tiện tham gia giao thông đường bộ chỉ quy định về điều kiện tham gia giao thông, về đăng ký xe, không quy định về quản lý chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới;
Về tổ chức ATGT “động” tách bạch với tổ chức giao thông gắn với kết cấu hạ tầng; về công tác tuần tra, kiểm soát bảo đảm trật tự, ATGT đường bộ, không quy định về xử lý vi phạm hành chính.
Theo tờ trình, Chính phủ thảo luận và thống nhất Dự án Luật Bảo đảm trật tự ATGT đường bộ quy định các vấn đề về đào tạo, sát hạch và cấp GPLX; đăng ký và cấp, thu hồi biển số xe cơ giới…
Tờ trình nêu rõ: Nghị quyết số 123/NQ-CP ngày 31.8.2020 của Chính phủ về phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 8.2020. Trong đó, Chính phủ thống nhất nội dung cơ bản của Luật Bảo đảm trật tự ATGT đường bộ được xây dựng trên cơ sở đổi mới, hoàn thiện các chính sách, nội dung quy định về bảo đảm trật tự ATGT đường bộ tách ra từ Luật Giao thông đường bộ hiện hành, nhằm khắc phục những bất cập, hạn chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và công tác tổ chức thực thi pháp luật, tạo bước chuyển biến cơ bản, bền vững trong việc bảo đảm trật tự ATGT đường bộ, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đang đặt ra.
Tuy nhiên, còn có ý kiến đề nghị quy định vấn đề đào tạo, sát hạch và cấp GPLX theo 2 phương án:
Phương án 1: Vấn đề đào tạo, sát hạch và cấp GPLX thuộc phạm vi điều chỉnh của dự án Luật Bảo đảm trật tự ATGT đường bộ;
Phương án 2: Dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) tiếp tục điều chỉnh vấn đề đào tạo, sát hạch và cấp GPLX.
Chính phủ đã giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải thuyết minh cho từng phương án và nhận thấy, vấn đề đào tạo, sát hạch và cấp GPLX phải trong phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật Bảo đảm trật tự ATGT đường bộ để bảo đảm tính hợp lý, đồng bộ và thống nhất, phù hợp với chuẩn mực quốc tế, giải quyết những vấn đề bất cập về trật tự ATGT đường bộ trong tình hình hiện nay, bảo vệ tính mạng, tài sản, bảo vệ quyền con người.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng gửi thư cho ngành giáo dục nhân dịp năm học mới
Bộ Chính trị làm việc với các đảng bộ trực thuộc Trung ương
-
1Bình Dương tổ chức Hội nghị về thể dục thể thao
-
2Cơ hội vàng sở hữu căn liền kề đẳng cấp tại Danko City
-
3Ấn tượng với trải nghiệm “xanh” được Vinamilk mang đến ngày hội Việt Nam Xanh
-
4Tiếp tục đẩy mạnh triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước
-
5Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
-
6ROX Group duy trì sức hút của “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam”
Bài viết chưa có bình luận nào.