Châu Thành, Kiên Giang: Vợ chồng già bị mất đất “cõng” đơn đòi công lý
(kiemsat.vn) Trong Đơn cầu cứu gửi cơ quan báo chí, vợ chồng ông Trần Văn Thiệp (70 tuổi) và bà Lâm Kim Tiền (66 tuổi) đều trú tại ấp Phước Lợi, xã Mong Thọ B, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang đều cho rằng có “uẩn khuất” trong quá trình xét xử của TAND cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh đối với thửa đất số 111 tờ bản đồ số 27 có diện tích 770m2 tọa lạc tại ấp Phước Lợi, xã Mong Thọ B, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang mà ông bà đang sở hữu.
Gia Lai: Hàng loạt những dấu hiệu sai phạm tại dự án “thập kỷ” Hoa Lư - Phù Đổng
Lên mạng lừa bán thuốc trị nám, lừa luôn của khách hàng hơn 800 triệu đồng
Bộ Ngoại giao đình chỉ công tác 4 cán bộ Cục Lãnh sự vừa bị khởi tố, bắt giam
Vợ chồng ông Trần Văn Thiệp trước căn nhà và thửa đất đang bị tranh chấp tại số 421, ấp Phước Lợi, xã Mong Thọ B, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang. |
Đương sự phản ánh Bản di chúc vô hiệu...
Theo trình bày của vợ chồng ông Trần Văn Thiệp, năm 1997 vợ chồng ông bà có mua thửa đất số 111 tờ bản đồ số 27 có diện tích 770m2 địa chỉ tại ấp Phước Lợi, xã Mong Thọ B, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang từ bà Phạm Thị Mười. Hai bên xác lập hợp đồng chuyển nhượng, ông bà cũng đã đóng thuế, làm các thủ tục theo đúng quy định pháp luật. Thửa đất nêu trên đã được UBND huyện Châu Thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ). Sau đó vợ chồng ông bà đã cải tạo ngôi nhà và sử dụng ổn định, không có tranh chấp. Bà Phạm Thị Mười cũng ở tại ngôi nhà trên, và được ông chăm nom phụng dưỡng cho đến lúc mất năm 2010.
Thế nhưng, không hiểu vì sao đến năm 2018, nghĩa là hơn 20 năm sau, bà Thi Ty Tran (Trần Thị Tý) có địa chỉ tại 3322 N Fairfa Dr, San, Bernardino, CA 92404 USA cho rằng đó là đất có trong di chúc do mẹ bà viết năm 1999 cho riêng bà nên bà khởi kiện “Tranh chấp về thừa kế và kiện đòi tài sản”.
Cũng theo trình bày của ông Trần Văn Thiệp, sau khi có tranh chấp với bà Trần Thị Tý ông bà đã rất buồn bã, do tuổi cao nên ông đã bị tai biến, trí nhớ giảm sút. Vợ chồng ông bà đã nhiều lần lên Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Châu Thành để xin sao hồ sơ mua bán đất. Tuy nhiên, lấy lý do thất lạc nên cơ quan này đã không cung cấp được. Đến cuối năm 2020 từ người quen biết, ông mới xin được bản phô tô bộ hồ sơ chuyển nhượng thửa đất nêu trên.
“Tôi không hiểu sao Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Châu Thành lại làm thất lạc hồ sơ của tôi. Từ đó, đáng ra Tòa án nhân dân cấp phúc thẩm và sơ thẩm phải xác minh làm rõ nguồn gốc thửa đất trên cho phải lẽ, thì ngược lại các cơ quan trên trong quá trình giải quyết tranh chấp lại “viện dẫn” văn bản của Văn phòng đăng ký đất đai huyện Châu Thành để cho rằng tôi không có hồ sơ chuyển nhượng đất. Điều vô lý hơn là bà Trần Thị Tý đã đưa ra bản di chúc lập năm 1999 nghĩa là lập 2 năm sau khi tôi nhận chuyển nhượng”- Ông Trần Văn Thiệp bức xúc cho biết.
Tờ di chúc lập năm 1999 của bà Phạm Thị Mười không nói rõ vị trí thửa đất ở đâu, và được bà Thi Ty Tran (Trần Thị Tý) đòi quyền lợi tại thửa đất đã được bà Mười chuyển nhượng cho vợ chồng ông Thiệp năm 1997. |
Nói về bản di chúc, ông Trần Văn Thiệp cho rằng di chúc là hành vi pháp lý đơn phương, thể hiện ý chí định đoạt của bà Phạm Thị Mười. Không phải là sự thỏa thuận giữa các bên. Hơn nữa, người lập di chúc để lại di sản thì di sản đó phải thuộc quyền định đoạt của mình. Nhưng trước thời điểm bà Phạm Thị Mười lập di chúc hơn 2 năm, bà Mười đã chuyển nhượng toàn bộ quyền sử dụng đất cho vợ chồng ông, và việc chuyển nhượng được thực hiện rất chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật. Do vậy, bà Phạm Thị Mười không thể định đoạt phần tài sản đã thuộc quyền sở hữu của vợ chồng ông được.
Theo tìm hiểu của Phóng viên (PV) trong bản di chúc để lại đất cho bà Trần Thị Tý thì bà Phạm Thị Mười không ghi rõ đất ở vị trí nào, có tứ cận giáp ranh ra sao? Ngoài ra, bà Phạm Thị Mười lập bản di chúc ngày 29/10/1999, tuy nhiên, mãi đến ngày 08/11/1999, ông phó ấp Phước Lợi mới xác nhận vào bản di chúc này. Ông phó ấp Phước Lợi không chứng kiến việc bà Mười lập di chúc; tuy không chứng kiến việc lập di chúc của bà Mười nhưng lại xác nhận việc để lại tài sản cho bà Tý là đúng là sự thật. Tòa án hai cấp đã căn cứ vào xác nhận này để ra phán quyết. UBND xã Mong Thọ B cũng chỉ xác nhận chữ ký của ông phó ấp Phước Lợi là sự thật, chứ không phải xác nhận rằng tại thời điểm bà Mười lập di chúc ý chí định đoạt của bà là như vậy hoặc bà là người viết, điểm chỉ trước mặt cán bộ tư pháp có thẩm quyền.
“Như vậy, việc đánh giá chứng cứ về bản di chúc này theo chúng tôi chưa đúng theo quy định của pháp luật về việc di chúc bằng văn bản có xác nhận của chính quyền địa phương (căn cứ theo các điều 660, 661, 656, BLDS năm 1995). UBND xã Mong Thọ B xác nhận chữ ký của phó ấp chứ không xác nhận về hình thức, nội dung di chúc - và việc xác nhận này cũng sau 10 ngày. Mặt khác, di sản thừa kế không xác định rõ vị trí đất ở đâu? Tôi khẳng định bản di chúc này vô hiệu, và thửa đất số 111 tờ bản đồ số 27 có diện tích 770m2 tọa lạc tại ấp Phước Lợi, xã Mong Thọ B, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang là vợ chồng tôi mua từ bà Phạm Thị Mười, và là sở hữu của vợ chồng tôi. Tôi có đầy đủ chứng cứ, đúng quy định pháp luật” - Ông Trần Văn Thiệp thông tin thêm.
Và cung cấp hồ sơ cho rằng thửa đất hợp pháp
Trong quá trình làm việc, và cung cấp hồ sơ thửa đất cho PV, vợ chồng ông Thiệp luôn cho rằng các cơ quan chức năng đã nhầm lẫn việc bà Phạm Thị Mười cho tặng vợ chồng ông, cộng với việc “viện dẫn” thiếu căn cứ Công văn số 1615/CV-CNVPĐK ngày 21/08/2019 của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Châu Thành để từ đó có những “ưu ái” cho bà Trần Thị Tý. Vợ chồng ông cho rằng các cơ quan chức năng đã không xác minh khách quan hồ sơ mua bán đất của ông bà kỹ lưỡng, dẫn đến sai sót.
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa vợ chồng ông Trần Văn Thiệp và bà Phạm Thị Mười xác lập ngày 09/6/1997 có xác nhận của Trưởng ấp Phước Lợi, UBND xã Mong Thọ B, Phòng Địa chính và Chứng thực của Chủ tịch UBND huyện Châu Thành. |
Cụ thể, tại hợp đồng chuyển nhượng đất ký ngày 09/06/1997 giữa bà Phạm Thị Mười và vợ chồng ông Trần Văn Thiệp, tại Điều 1 nêu rõ diện tích và tứ cận thửa đất, giá chuyển nhượng là 1 triệu đồng. Hợp đồng có chữ ký của vợ chồng ông Thiệp, chữ ký và điểm chỉ của bà Phạm Thị Mười, cũng như xác nhận của cơ sở ấp, xác nhận và đóng dấu của UBND xã Mong Thọ B, Phòng Địa chính, cũng như xác thực của UBND huyện Châu Thành.
Cũng theo hồ sơ thửa đất vợ chồng ông Thiệp cung cấp, ngày 26/06/1997 sau khi nhận được hồ sơ xin chuyển chuyển nhượng đất của gia đình ông. Ngay lúc đó Phòng Địa chính huyện Châu Thành đã có Văn bản số 198/ĐC nêu rõ: “Hồ sơ xin chuyển nhượng đất thổ cư và vườn tạp của bà Phạm Thị Mười với ông Trần Văn Thiệp vị trí tại ấp Phước Lợi, xã Mong Thọ B với diện tích 770 m2 thủ tục đầy đủ, vị trí kích thước theo bản vẽ. Kính chuyển UBND huyện cho phép”. Ngày 07/07/1997, UBND huyện Châu Thành có Văn bản số 395 nêu rõ: “UBND huyện chứng thực hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa bà Phạm Thị Mười và Trần Văn Thiệp. Giấy này chỉ có giá trị khi hoàn thành thuế”. Từ ý kiến của Phòng Địa chính và UBND huyện Châu Thành vợ chồng ông Trần Văn Thiệp đã đến Chi Cục thuế huyện Châu Thành nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất, được cơ quan này đóng dấu xác nhận bằng Biên lai số 2801.
Bản cam kết có điểm chỉ của bà Phạm Thị Mười, xác nhận của ấp Phước Lợi, Chủ tịch UBND xã Mong Thọ B sau khi chuyển nhượng cho vợ chồng ông Thiệp không đòi hỏi gì về quyền lợi đất đai, không khiếu tố, khiếu nại. |
Được biết, trong quá trình vợ chồng ông Trần Văn Thiệp thực hiện hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với thửa đất nêu trên, bà Phạm Thị Mười cũng như bà Trần Thị Tý không khiếu nại, khiếu kiện gì; đảm bảo đúng quy định tại Bộ luật dân sự, cũng như Luật đất đai. “Tôi luôn tôn trọng giao dịch dân sự trong việc giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 09/06/1997, thực hiện đúng luật đất đai, cũng như luật thuế. Trong quá trình thực hiện đăng ký quyền sử dụng đất tôi không bị cơ quan chức năng, hay bà Mười và bà Trần Thị Tý hoặc bất cứ ai gây khó khăn, có ý kiến khác. Tại sao đất được mua bán đúng pháp luật, sử dụng hơn 20 năm giờ bà Trần Thị Tý lại gây khó dễ cho tôi”- Ông Trần Văn Thiệp nói.
Tại buổi làm việc với PV, ông Trương Văn Long - Phó giám đốc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Châu Thành cho biết: “Đúng là ông Trần Văn Thiệp trước đây đã có yêu cầu sao lục hồ sơ cấp giấy CNQSDĐ, nhưng tại thời điểm đó chưa tìm thấy hồ sơ. Sau này, chúng tôi đã tìm thấy ở kho toàn bộ hồ sơ chuyển nhượng QSD đất của gia đình ông Thiệp. Từ hồ sơ, như hợp đồng chuyển nhượng, hồ sơ kỹ thuật, giấy tờ nộp thuế… đều đúng theo quy định tại bộ Luật dân sự, cũng như Luật đất đai. UBND huyện Châu Thành tại thời điểm cấp giấy chứng nhận QSD đất cho thửa đất nêu trên với hộ ông Trần Văn Thiệp là đúng. Tôi mong rằng khi có đầy đủ hồ sơ này, các cơ quan chức năng sẽ xem xét lại, trả lại quyền và lợi ích hợp pháp cho vợ chồng ông Trần Văn Thiệp tránh khiếu nại, khiếu kiện kéo dài”.
Điều 394 Bộ luật dân sự năm 1995 quy định về hợp đồng dân sự “Là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Chiếu theo hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Châu Thành cung cấp, thì năm 1997 đã tồn tại giao dịch dân sự (Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất) - có xác nhận của chính quyền địa phương (UBND xã Mong Thọ B và UBND huyện Châu Thành) đầy đủ. Do vậy, đương sự cho rằng có đủ căn cứ để khẳng định rằng, bà Phạm Thị Mười để lại di chúc mà di sản thừa kế chính là phần bà đã chuyển nhượng cho vợ chồng ông Trần Văn Thiệp là vô hiệu.
Tại buổi làm việc với PV, cùng với việc xác định căn cứ vào những thông tin hiện có trong hồ sơ thì vụ án này đã được giải quyết theo đúng quy định pháp luật, ông Trần Văn Châu - Chánh án TAND cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh còn cho biết thêm về trường hợp sau này: Nếu có những tình tiết mới (Hồ sơ cấp đất - PV), làm thay đổi toàn bộ bản chất vụ án. Ông Trần Văn Thiệp cần làm đơn đề nghị TAND tối cao xem xét theo thủ tục tái thẩm đối với bản án của TAND cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh.
Trên đây là những thông tin phản ánh của người dân xung quanh các tình tiết pháp lý trong một vụ án dân sự cụ thể, mong được các cơ quan có thẩm quyền thận trọng xem xét, giải quyết dứt điểm, tránh khiếu kiện kéo dài.
Phanh phui những vụ án "không có vùng cấm": Chìa khóa mở cửa lòng tin
Bắt giữ đối tượng vận chuyển 21 bánh heroin
-
1VKSND TP Hà Tĩnh phối hợp tổ chức phiên tòa giả định tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông
-
2VKSND quận Cầu Giấy: Kiến nghị phòng ngừa tội phạm gây rối trật tự công cộng do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn
-
3Quảng Nam: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác giải quyết các vụ án liên quan đến đất đai
-
4VKSND tối cao tổ chức diễn tập phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ năm 2024
-
5VKSND quận Liên Chiểu phối hợp với Tòa án tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm xét xử vụ án ma túy
-
6VKSND huyện Vân Canh ban hành kiến nghị phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật trên địa bàn
-
7VKSND TP. Hải Dương kiểm sát việc tiêu hủy pháo nổ trong vụ án hình sự
-
8Những trường hợp áp dụng Bảng giá đất theo Luật Đất đai 2024
-
9VKSND tỉnh Quảng Nam kiến nghị Chủ tịch UBND TP. Hội An về vấn đề liên quan đến người nước ngoài thuê xe tự lái vi phạm pháp luật Việt Nam
Bài viết chưa có bình luận nào.