Cảnh sát giao thông có quyền truy đuổi người vi phạm giao thông không?
(kiemsat.vn) Khi người tham gia giao thông vi phạm luật giao thông bỏ chạy thì Cảnh sát giao thông (CSGT) có quyền đuổi người vi phạm hay không? Nếu CSGT truy đuổi người vi phạm dẫn đến tai nạn nghiêm trọng cho người dân thì xử lý như thế nào?
Đóng BHXH một lần để hưởng lương hưu có được không?
Giới thiệu Tạp chí Kiểm sát số 05/2019
Người bị kết án phạt tù lập công lớn trong thời gian chấp hành án được đề nghị đặc xá
Cảnh sát giao thông yêu cầu người vi phạm dừng xe để kiểm tra (Ảnh minh họa: nguồn internet) |
Hiện chưa có quy định cụ thể nào của pháp luật về việc cho phép CSGT truy đuổi người vi phạm luật giao thông mà chỉ có quy định cho phép CSGT dừng xe của người điều khiển vi phạm một cách an toàn.
Cụ thể, Điều 87 Luật giao thông đường bộ 2008 và Điều 5 Thông tư 01/2016/TT-BCA cho phép CSGT dừng xe của người điều khiển vi phạm lại một cách an toàn.
Việc truy đuổi chỉ diễn ra khi một người có dấu hiệu tội phạm hoặc có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng và tùy vào tình hình cụ thể, CSGT hoặc lực lượng chức năng khác quyết định có truy đuổi hay không. Bên cạnh đó, việc truy đuổi phải bảo đảm nguyên tắc an toàn cho người bị truy đuổi và những người khác đang tham gia giao thông trên đường.
Có nhiều biện pháp có thể thực hiện để xử lý người vi phạm bỏ chạy như thông báo để các trạm, tổ tuần tra của CSGT đang chốt chặn phía trước yêu cầu phương tiện vi phạm dừng lại; ghi biển số phương tiện, dùng điện thoại chụp hình, quay phim hành vi vi phạm để sau đó truy xét, xử lý; phạt nguội thông qua camera giám sát chứ không nhất thiết phải truy đuổi đến cùng.
Về trách nhiệm của CSGT khi truy đuổi người vi phạm dẫn đến tai nạn nghiêm trọng do lỗi vô ý hoặc cố ý (có sử dụng vũ lực như đạp đổ xe, chèn ép xe, chặn đầu xe …) dẫn tới người bị truy đuổi bị thương tích hoặc tử vong thì tùy tính chất, mức độ của hành vi và tình huống khi đó mà CSGT có thể bị xử lý kỷ luật (đình chỉ công tác, hạ cấp bậc…), phải bồi thường thiệt hại và thậm chí có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một trong các tội: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134 BLHS năm 2015), Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ (Điều 127 BLHS năm 2015)…
05 trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán người
Tài liệu, chứng cứ gì người khởi kiện không phải gửi cho đương sự khác?
-
1Chỉ thị về tăng cường công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong ngành Kiểm sát nhân dân
-
2Rút kinh nghiệm về việc xét, lập hồ sơ đề nghị khen thưởng các phong trào thi đua theo chuyên đề năm 2024
-
3Các văn bản hướng dẫn Luật Đất đai năm 2024 mới nhất
-
4Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
-
5 Quy định mới về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng
-
6Quy định mới về áp dụng biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án dân sự
-
7Khám chữa bệnh bằng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VnelD
-
8Quy định mới về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
-
9Trình tự tiếp nhận công chức không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý từ ngày 06/11/2024
Bài viết chưa có bình luận nào.