Cần thiết xây dựng và ban hành Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia
Họp phiên toàn thể tại Hội trường sáng 9/11, Quốc hội đã nghe các báo cáo liên quan đến dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Giả danh cán bộ Bộ Giáo dục, lừa đảo gần 29 tỷ đồng
TAND tối cao yêu cầu TAND tỉnh Thái Nguyên cung cấp hồ sơ gốc vụ lùi xe trên cao tốc
Cơ quan điều tra VKSND tối cao: Khởi tố 2 cựu Chi cục trưởng thi hành án dân sự
Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ,trình bày Tờ trình về dự án Luật, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã dẫn chiếu những con số đáng báo động do tác hại của rượu, bia gây ra; khẳng định sự cần thiết xây dựng và ban hành luật.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, dự án luật được xây dựng có bố cục gồm 7 chương, 38 điều quy định các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia, bao gồm: biện pháp giảm mức tiêu thụ rượu, bia; biện pháp quản lý việc cung cấp rượu, bia; biện pháp gảm tác hại của rượu, bia; điều kiện bảo đảm cho phòng, chống tác hại của rượu, bia; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Luật này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Toàn cảnh phiên họp. (Ảnh: Nguyễn Dân/TTXVN) |
Về chính sách trong phòng, chống tác hại của rượu, bia, dự luật nêu rõ: Thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia; ưu tiên các biện pháp giảm mức tiêu thụ rượu, bia; quản lý chặt chẽ nguồn cung cấp rượu, bia; giảm sản lượng sản xuất rượu thủ công không có giấy phép kinh doanh. Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt theo lộ trình để giảm mức tiêu thụ rượu, bia. Bảo đảm nguồn tài chính cho công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Đại diện cơ quan thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, Ủy ban về các vấn đề Xã hội (Ủy ban) cơ bản nhất trí với Tờ trình của Chính phủ về sự cần thiết ban hành Luật và nhấn mạnh sự cần thiết thể chế hóa quan điểm chỉ đạo nhất quán của Đảng về “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, trực tiếp thể chế hóa Nghị quyết số 20-NQ/TW về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới; kịp thời, chủ động ứng phó với thực trạng sử dụng rượu, bia đang ở mức cao, có xu hướng gia tăng nhanh, ở mức có hại đáng báo động, trong bối cảnh thị trường đồ uống, đặc biệt là rượu, bia được dự báo tăng trưởng mạnh theo lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu khi Việt Nam tham gia sâu hơn vào các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
Có ý kiến đề nghị cân nhắc thời điểm ban hành Luật và đề nghị Chính phủ đẩy nhanh tiến độ xây dựng dự án Luật Phòng bệnh và nâng cao sức khỏe, trong đó gồm cả nội dung phòng, chống tác hại của rượu, bia để điều chỉnh toàn diện lĩnh vực dự phòng.
Về tên gọi của dự án Luật, đa số ý kiến thành viên Ủy ban nhất trí với tên gọi “Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia” như Tờ trình của Chính phủ với các lý do: (1) tên gọi này ngắn gọn, bao quát, dễ hiểu, dễ nhớ, thuận lợi cho việc tuyên truyền và tiếp cận pháp luật của nhân dân; (2) thể hiện rõ mục tiêu bảo vệ sức khỏe nhân dân, phù hợp với quan điểm về y học dự phòng là cần chủ động phòng ngừa từ sớm, chứ không chỉ ứng phó khi đã lạm dụng và xảy ra hậu quả tiêu cực; (3) không chỉ bao hàm phạm vi điều chỉnh đối với hành vi của người sử dụng rượu, bia mà còn xác định trách nhiệm của các chủ thể khác (Nhà nước, cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân); (4) đây cũng là tên gọi đã được xác định trong Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh đã được Quốc hội thông qua.
Một số ý kiến đề nghị lấy tên gọi là “Luật Phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu, bia” hoặc “Luật Phòng, chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn” để hướng trọng tâm vào hành vi của người sử dụng rượu, bia; có ý kiến đề nghị lấy tên gọi là “Luật Kiểm soát rượu, bia” để điều chỉnh toàn diện các vấn đề về phòng, chống tác hại của rượu, bia; ý kiến khác đề nghị lấy tên là “Luật Phòng, chống tác hại của đồ uống có cồn” để có tính bao quát, dễ áp dụng và hạn chế việc lợi dụng luật.
Về phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật (Điều 1), theo bà Nguyễn Thúy Anh, hiện có hai loại ý kiến khác nhau: loại ý kiến thứ nhất nhất trí với phạm vi điều chỉnh của dự án Luật; loại ý kiến thứ hai cho rằng, Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia được ban hành nhằm bảo vệ sức khỏe người dân và do Bộ Y tế chủ trì soạn thảo là hợp lý, tuy nhiên, sẽ phù hợp hơn khi chỉ đề cập đến các quy định có liên quan đến sức khỏe và thuộc lĩnh vực y tế.
Ủy ban nhất trí với loại ý kiến thứ nhất và thấy rằng, phạm vi điều chỉnh của dự án Luật cần bao gồm cả những quy định liên quan đến việc kiểm soát kinh doanh, quảng cáo, tài trợ rượu, bia nhằm hạn chế tính sẵn có và dễ tiếp cận của rượu, bia. Nếu chỉ đưa ra những quy định liên quan đến dự phòng và nâng cao sức khỏe thì các chính sách, giải pháp trong dự án Luật sẽ không toàn diện, công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia sẽ không đạt được hiệu quả như mong muốn. Phạm vi điều chỉnh như vậy cũng phù hợp và trực tiếp thể chế hóa nhiệm vụ “thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm giảm tiêu thụ rượu, bia, thuốc lá” được nêu tại Nghị quyết số 20-NQ/TW cũng như các cam kết quốc tế.
Ủy ban cũng cho rằng, về cơ bản, hồ sơ dự án Luật đáp ứng yêu cầu theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và nội dung dự án Luật bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của hệ thống pháp luật. Tuy nhiên, đề nghị Chính phủ tiếp tục hoàn thiện Báo cáo đánh giá tác động chính sách về các phương diện xã hội, tài chính, nhân lực và thủ tục hành chính phát sinh trong dự thảo Luật; đánh giá sơ bộ kết quả thi hành Nghị định số 105/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến rượu, bia; đồng thời cần tiếp tục rà soát, đánh giá chi tiết hơn tính thống nhất của dự thảo Luật với một số luật có liên quan cũng như sự tương thích với cam kết của Việt Nam khi gia nhập Tổ chức Thương mại quốc tế (WTO) và các điều ước quốc tế khác.
Ngoài ra, Ủy ban đề nghị Chính phủ rà soát tổng thể dự án Luật để các quy định được rõ ràng, chính xác, minh bạch; không trùng lắp; không bỏ sót trường hợp, đối tượng có liên quan đến hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia; giảm thiểu quy định ủy quyền quy định chi tiết và bảo đảm ngôn ngữ, kỹ thuật trình bày trong dự thảo Luật phù hợp với quy định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
-
1Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình phiên chất vấn và trả lời chất vấn
-
2Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ VKSND tối cao lần thứ 18
-
3Ngày 20/11, Quốc hội tiếp tục bước vào đợt 2 của Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV
-
4Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai các giải pháp giảm nguồn cầu về ma túy
-
5VKSND tối cao thông qua dự thảo Chiến lược phát triển Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Bài viết chưa có bình luận nào.