Bộ trưởng Giao thông yêu cầu tăng thời gian học thực hành lái xe
Tổng cục đường bộ được giao nghiên cứu tăng thời gian đào tạo học viên lái xe với các bài học về đi đường trường, khu đông dân cư...
Cảnh báo nạn giả mạo nhân viên sân bay lừa đảo
Những điểm mới của Luật Cạnh tranh (sửa đổi) năm 2018
Tại cuộc họp về công tác đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe ngày 9/7, bà Phan Thị Thu Hiền, Phó tổng cục trưởng Đường bộ cho biết, cơ quan này đã nhiều lần nghiên cứu nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch lái xe, rút ngắn thời gian đào tạo.
Tại Việt Nam, thời gian đào tạo lái xe hạng B2 trước đây là 6 tháng, nay đã giảm xuống còn trên 3 tháng; còn các nước như Nhật Bản hay Singapore, thời gian đào tạo hạng B2 chỉ một tháng.
Ông Lê Thanh Hà, Chánh thanh tra Bộ Giao thông cho biết, hiện phần sát hạch thực hành lái xe trong hình và trên đường trường được chấm điểm tự động, có hệ thống camera giám sát. Tuy nhiên, nhiều cơ sở đào tạo chưa chấp hành nghiêm thời gian, nội dung, chương trình đào tạo; có hiện tượng dạy lý thuyết qua loa, dạy thực hành không theo chương trình đào tạo, không đảm bảo thời gian học thực hành.
Chương trình đào tạo lái xe sẽ được điều chỉnh. Ảnh: Xuân Hoa. |
Theo ông Hà, cần có quy định lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên ôtô tập lái để giám sát thời gian, nội dung chương trình và số km thực hành.
Ngoài ra, Chánh thanh tra Bộ Giao thông đề xuất lắp hệ thống nhận diện vân tay phòng học chuyên môn và xe tập lái để quản lý thời gian giảng dạy của giáo viên, thời gian học thực hành của học viên.
Phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể cho rằng, tại Việt Nam, mỗi xe có đến 4 - 5 người cùng học nên dù quy định 34 giờ thực hành thì thực tế thời gian học viên ngồi trên xe nhiều hơn cầm vô lăng. Do đó, ông băn khoăn học viên được cấp bằng nhưng khó có thể lái được tất cả các địa hình, khu đông dân cư.
Ông yêu cầu đơn vị chức năng rà soát lại nội dung đào tạo cả lý thuyết lẫn thực hành, bổ sung vào chương trình đào tạo lý thuyết các loại công trình được xây dựng nhiều trong thời gian gần đây như cao tốc, hầm đường bộ, cầu vượt có khẩu độ lớn... Các trung tâm sát hạch cần ứng dụng công nghệ để quản lý thời gian học thực hành trong sa hình và trên đường trường của từng học viên.
“Tổng cục đường bộ nghiên cứu tăng thời gian đào tạo đường trường, đi trên nhiều địa hình, nhất là qua khu đông dân cư, đường đèo, dốc vì chỉ sơ sểnh là gây tai nạn ngay", ông Thể nói.
Lãnh đạo Bộ Giao thông cũng gợi ý, học viên nên được chấm điểm về ý thức trong quá trình thực hành, lỗi vi phạm mỗi buổi, sau đó cộng lại để xem xét cụ thể thay vì chỉ nhắc nhở như hiện nay.
Hiện tỷ lệ học viên thi đỗ sát hạch lái xe là 65%, trước đây khi chưa áp dụng công nghệ thông tin, tỷ lệ đỗ lên đến trên 90%.
-
1Chỉ thị về tăng cường công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong ngành Kiểm sát nhân dân
-
2Rút kinh nghiệm về việc xét, lập hồ sơ đề nghị khen thưởng các phong trào thi đua theo chuyên đề năm 2024
-
3Các văn bản hướng dẫn Luật Đất đai năm 2024 mới nhất
-
4Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
-
5 Quy định mới về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng
-
6Quy định mới về áp dụng biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án dân sự
-
7Khám chữa bệnh bằng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VnelD
-
8Quy định mới về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
-
9Trình tự tiếp nhận công chức không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý từ ngày 06/11/2024
Bài viết chưa có bình luận nào.