Bộ trưởng Giao thông: Không thay đổi quy định về giá vé máy bay
Ông Trương Quang Nghĩa cho rằng nếu hãng hàng không có thể giảm giá vé máy bay thì không có lý do gì phải đặt ra giá sàn để ngăn họ.
Thủ tướng quyết định tạm dừng thu phí trạm Cai Lậy
Từ 01/12, không được dùng gầm cầu đường bộ làm bãi đỗ xe, kinh doanh
Quy định mới về phục vụ hành khách khi chậm chuyến bay từ 01/11/2017
Quan điểm nêu trên được Bộ trưởng đưa ra trong cuộc họp của Bộ Giao thông Vận tải ngày 7/4, khi đề cập đến giá trần, giá sàn vé máy bay. “Hãng hàng không có thể giảm giá vé được thì tại sao không cho giảm? Còn công việc của quản lý nhà nước là kiểm tra kiểm soát việc giảm giá, đưa ra giá rẻ, giá khuyến mại… như vậy có đúng luật hay không”, ông Trương Quang Nghĩa lưu ý.
Lãnh đạo bộ theo đó khẳng định quan điểm không thay đổi quy định hiện hành về giá vé máy bay (với giá sàn là 0 đồng, giá trần do cơ quan quản lý đưa ra cho từng thời kỳ).
Lãnh đạo Bộ Giao thông ủng hộ các hãng hàng không giảm giá vé máy bay.
Trước đó trong tháng 3, Vietnam Airlines và Jetstar Pacific có văn bản góp ý về khung giá vé máy bay gửi Bộ Giao thông Vận tải. Trong đó, Vietnam Airlines đề xuất giá vé hạng phổ thông thấp nhất (sàn) cho một chuyến bay nội địa là 1,54 triệu đồng, cao nhất (trần) là 4,2 triệu đồng. Jetstar Pacific cũng kiến nghị áp dụng giá sàn từ 0,6 đến 1,2 triệu đồng tùy theo chặng bay.
Ngược lại, Vietjet Air không đồng tình khi cho rằng việc quy định giá sàn vé máy bay nội địa dù dưới hình thức nào cũng không phù hợp với quy định của Luật Cạnh tranh năm 2014. Hơn nữa, quy định giá sàn dịch vụ vận chuyển hành khách cũng không còn phổ biến trên thế giới.
Trao đổi với báo chí ngày 5/4 vừa qua, Thứ trưởng Giao thông – Nguyễn Hồng Trường cho biết, Cục Hàng không đang nghiên cứu 3 phương án khung giá: Một là giữ nguyên như hiện nay (giá sàn 0 đồng, có giá trần). Hai là tăng giá sàn lên cao hơn mức 0 đồng, bỏ trần. Ba là bỏ cả giá sàn và giá trần.
Tại cuộc họp ngày 7/4, cùng với vấn đề giá vé, Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa cũng yêu cầu các đơn vị trong ngành cần thay đổi cách tiếp cận, quản lý phải xuất phát từ góc nhìn của hạ tầng: “Hạ tầng đáp ứng được đến đâu thì phải có giải pháp điều hành đến đó, đảm bảo an toàn, an ninh và chất lượng dịch vụ tối đa”, ông nói.
Vị này cũng dẫn chứng trong lúc hạ tầng còn hạn chế, nhu cầu đi lại cao trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua, cơ quan quản lý hàng không đã làm tốt để vừa đáp ứng nhu cầu người dân, đảm bảo an ninh và chất lượng dịch vụ. Các giải pháp đưa ra là giãn chuyến, tăng chuyến bay đêm, khống chế số chuyến bay giờ cao điểm… Ông cho rằng cơ quan quản lý cần học tập thêm kinh nghiệm một số nước như khuyến khích bay máy bay lớn vào giờ cao điểm; còn máy bay nhỏ, bay giá rẻ phải chấp nhận bay giờ không đẹp để phù hợp với điều kiện hạ tầng.
Đoàn Loan/Vn.epress
Hàng không tăng giá, cháy vé dịp lễ 30/4
Ông trùm nạo vét cát thao túng quan chức Bộ GTVT như thế nào?
-
1Bình Dương tổ chức Hội nghị về thể dục thể thao
-
2Cơ hội vàng sở hữu căn liền kề đẳng cấp tại Danko City
-
3Ấn tượng với trải nghiệm “xanh” được Vinamilk mang đến ngày hội Việt Nam Xanh
-
4Tiếp tục đẩy mạnh triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước
-
5Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
-
6ROX Group duy trì sức hút của “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam”
Bài viết chưa có bình luận nào.