Bộ GD-ĐT lập tổ chấm thẩm định bài thi của Hòa Bình, Lâm Đồng, Bến Tre
Quy trình chấm thẩm định tại Hòa Bình, Lâm Đồng và Bến Tre giống như chấm lần đầu. Quy trình chấm thi như thế nào thì chấm thẩm định cũng như vậy.
Họp báo công bố sai phạm trong chấm thi THPT ở Hà Giang
Kỳ thi THPT Quốc gia 2018: Mở rộng kiểm tra, xác minh kết quả thi tại Lạng Sơn, Sơn La
Thực hiện chủ trương của lãnh đạo Bộ trong việc đẩy nhanh tiến độ chấm thẩm định theo quy định của Quy chế thi THPT quốc gia, ngày 21/7, 3 Tổ chấm thẩm định đã triển khai chấm thẩm định tại các Hội đồng thi 3 tỉnh Hòa Bình, Lâm Đồng và Bến Tre. Quy trình chấm thẩm định giống như chấm lần đầu. Đó là chia sẻ của ông Trần Văn Nghĩa - Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT).
Ông Trần Văn Nghĩa - Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) |
Theo ông Trần Văn Nghĩa, chấm thẩm định là một khâu bình thường của một kỳ thi. Cụ thể: Trong một kì thi có việc chấm thi, chấm phúc khảo và chấm thẩm định.
Thực tế, gần như năm nào chúng ta cũng tổ chức chấm thẩm định, chúng ta có thể lựa chọn một số tỉnh để chấm thẩm định. Tất nhiên là trên cơ sở phân tích dữ liệu thi và dựa theo những tiêu chí nhất định.
Cũng theo ông Trần Văn Nghĩa, chúng ta có thể chấm toàn bộ các bài thi của 1 môn nào đấy, hoặc một số môn nào đấy, hoặc là chấm một số bài thi trong một số môn. Phạm vi chấm là do Hội đồng chấm thẩm định quyết định, trên cơ sở yêu cầu của thực tế.
Một điểm lưu ý nữa đó là, cách chấm thẩm định. Theo ông Trần Văn Nghĩa, thực hiện chấm thẩm định cũng giống như là lúc chấm thi bình thường, nghĩa là quy trình chấm thi như thế nào, thì chấm thẩm định cũng như vậy.
Ông Nghĩa cho biết: Với bài trắc nghiệm, chúng ta phải làm quy trình hoàn toàn giống như là quy trình chấm thi bình thường. Đối với bài thi tự luận thì chúng ta cũng phải chấm qua 2 vòng độc lập như chấm bình thường.
Riêng về sử dụng kết quả chấm thẩm định, trong Quy chế thi THPT quốc gia đã quy định: Hội đồng chấm thẩm định của Bộ GD-ĐT có thẩm quyền quyết định cuối cùng về điểm chính thức của bài thi. Nghĩa là căn cứ thực tế kết quả chấm sẽ quyết định lấy điểm nào (điểm gốc hay điểm sau khi chấm thẩm định) là điểm chính thức của bài thi.
Một điểm chú ý nữa đó là: Hội đồng chấm thẩm định sẽ dùng con dấu của Cục Quản lý chất lượng để thực hiện việc chấm thẩm định. Tất cả những vấn đề này đều quy định trong Điều 31 của Quy chế thi THPT quốc gia.
"Như vậy, có thể nói chấm Thẩm định là một khâu quan trọng của kỳ thi và mục đích của chấm thẩm định để Bộ GD-ĐT có cơ sở đánh giá tổng thể về chất lượng của công tác chấm thi” - ông Trần Văn Nghĩa nhấn mạnh.
Trong tuần qua, dư luận và báo chí cũng đặt nhiều nghi vấn về điểm thi cao bất thường của Hòa Bình. Cụ thể, kết quả thống kê dữ liệu điểm thi THPT Quốc gia 2018 do Bộ GD-ĐT công bố cho thấy, Hòa Bình cũng là một trong những địa phương có thứ hạng cao về tỷ lệ thí sinh đạt điểm 9 trở lên môn Toán, Lý, Hóa và số lượng thí sinh trên 27 điểm ở một số khối thi./.
-
1Bình Dương tổ chức Hội nghị về thể dục thể thao
-
2Cơ hội vàng sở hữu căn liền kề đẳng cấp tại Danko City
-
3Ấn tượng với trải nghiệm “xanh” được Vinamilk mang đến ngày hội Việt Nam Xanh
-
4Tiếp tục đẩy mạnh triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước
-
5Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
-
6ROX Group duy trì sức hút của “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam”
Bài viết chưa có bình luận nào.