Bộ Công Thương nói gì về thuế nhập khẩu xăng dầu?
Dư luận đang bức xúc cho rằng, đang có lỗ hổng chênh lệch giữa thuế nhập khẩu xăng dầu trong tính giá cơ sở khiến người tiêu dùng chịu thiệt.
Bộ Công Thương chuyển cơ quan điều tra hồ sơ vụ Khaisilk
Hà Nội: Chủ cây xăng Nhật Bản đội mưa nhiều giờ cúi gập người chào khách
Năm 2020, Bộ Công Thương phải xử lý xong các dự án thua lỗ, yếu kém
Dư luận đang bức xúc cho rằng, đang có lỗ hổng chênh lệch giữa thuế nhập khẩu xăng dầu trong tính giá cơ sở và theo cam kết hiệp định thương mại, khiến người tiêu dùng chịu thiệt và doanh nghiệp đầu mối hưởng lợi.
Bộ Công Thương vừa lên tiếng về vấn đề này. Bộ Công Thương dẫn điểm b Khoản 2 Điều 40 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP cho biết, Bộ Tài chính được giao thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về giá; chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương hướng dẫn phương pháp tính giá cơ sở làm căn cứ điều hành giá bán lẻ xăng dầu trong nước.
(Ảnh minh họa: KT)
Hiện nay, theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, trong công thức tính giá cơ sở đối với sản phẩm xăng dầu thì mức thuế nhập khẩu là mức thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN).
Bộ Công Thương đã và đang tiếp tục đề nghị và phối hợp với Bộ Tài chính sớm có giải pháp tài chính tổng thể xử lý hài hòa việc giảm thuế nhập khẩu xăng dầu theo lộ trình của các FTA theo cam kết hội nhập quốc tế trên cơ sở bảo đảm lợi ích của Nhà nước; các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất xăng dầu và các đối tượng tiêu dùng.
Mặc dù phản hồi này của Bộ Công Thương không giải thích chi tiết về mức thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) nhưng báo giới đã có những phân tích khá chi tiết. Cụ thể, theo báo Thanh Niên, theo Thông tư 165 của Bộ Tài chính, bắt đầu từ 1/1/2015, các mặt hàng dầu như diesel, dầu hoả nhập từ ASEAN chỉ có mức thuế 5%, mazút là 0% và từ năm 2016, tất cả các mặt hàng dầu từ khu vực này sẽ hưởng thuế 0% (gọi là thuế ATIGA, theo cam kết của Việt Nam với khu vực).
Tuy nhiên, trong suốt cả năm 2015, mức thuế để tính giá cơ sở theo công thức tính giá xăng dầu vẫn là thuế MFN (các mặt hàng xăng dầu chịu thuế từ 10 – 20%), tức với mặt hàng dầu diesel, các doanh nghiệp đã được hưởng lợi do chênh lệch 5% thuế nhập khẩu.
Chênh lệch này dẫn tới các doanh nghiệp đầu mối càng nhập khẩu nhiều xăng dầu từ ASEAN thì càng được lợi, trong khi người tiêu dùng chịu thiệt. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2015, số lượng dầu diesel nhập từ ASEAN chiếm đến 53,06% trong tổng số 8,33 triệu tấn diesel tiêu thụ cả năm. Các mặt hàng xăng dầu nhập khẩu trong năm 2015 từ các nước ASEAN tăng mạnh, cụ thể từ Singapore là 3,84 triệu tấn, tăng 48,2%; Thái Lan: 2,28 triệu tấn, tăng gần 3 lần; trong khi nhập khẩu từ Đài Loan lại chỉ còn 807 nghìn tấn, giảm 35,8%… so với năm 2014. Năm 2015 Petrolimex cũng đã công bố số lãi khủng với hơn 2.100 tỉ đồng.
Mức chênh do thuế nhập khẩu xăng dầu năm 2016 sẽ ngày càng lớn hơn, do năm nay thuế diesel, mazút, jet A1, dầu hỏa nhập từ ASEAN đã về mức 0%, đồng thời thuế xăng nhập từ Hàn Quốc sẽ về mức 10%, bằng một nửa so với thuế MFN và mức thuế xăng trong ASEAN./.
Xuân Thân/VOV.VN
Bộ Công Thương muốn bãi bỏ gần 35% thủ tục DKKD: Chốt “tối hậu thư” với các đơn vị
Miễn nhiệm chức Thứ trưởng Bộ Công thương với bà Hồ Thị Kim Thoa
-
1Bình Dương tổ chức Hội nghị về thể dục thể thao
-
2Cơ hội vàng sở hữu căn liền kề đẳng cấp tại Danko City
-
3Ấn tượng với trải nghiệm “xanh” được Vinamilk mang đến ngày hội Việt Nam Xanh
-
4Tiếp tục đẩy mạnh triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước
-
5Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
-
6ROX Group duy trì sức hút của “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam”
Bài viết chưa có bình luận nào.