"Án phạt" của các nước dành cho lái xe uống rượu bia
Sử dụng rượu bia trước khi cầm lái gây nguy cơ tai nạn giao thông rất cao. Nhiều nước trên thế giới đã áp dụng những hình phạt nghiêm khắc với hành vi sử dụng rượu, bia và các chất kích thích khi tham gia giao thông.
Hàng triệu ly sữa học đường cung cấp cho trẻ em Thủ đô Hà Nội mỗi ngày
Bộ Công an nghiêm cấm cán bộ, chiến sĩ cho, tặng quân trang
Quy định mới về thi tuyển công chức cấp xã
Không chỉ phạt hành chính, người uống rượu lái xe còn bị tước bằng lái vĩnh viễn hoặc thậm chí ngồi tù.
Người lái xe bị phát hiện trong máu có nồng độ cồn từ 80mg/100ml khí thở trở lên sẽ bị tạm giữ 15 ngày, tước bằng lái xe và trong 5 năm không được cấp bằng trở lại.
Nếu tài xế say rượu gây thương tích nghiêm trọng hoặc tử vong sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bị tước bằng lái xe suốt đời.
Sử dụng rượu bia trước khi cầm lái gây nguy cơ tai nạn giao thông rất cao. (Ảnh minh họa) |
Hồng Kông
Nếu tài xế bị phát hiện có nồng độ cồn vượt ngưỡng 0,22mg/lít khí thở trong lúc điều khiển ô tô sẽ bị phạt tiền, thậm chí bị tù giam đến 3 năm.
Nhật Bản
Với nồng độ cồn từ 0,15 mg/lít khí thở, người điều khiển phương tiện bị phạt tù từ 3 -5 năm và nộp phạt từ 100-200 triệu đồng. Lái xe say rượu gây tai nạn sẽ phải ngồi tù 20 năm đối với tai nạn chết người và 15 năm đối với tai nạn không chết người.
Ngay cả những người để cho người uống rượu cầm lái cũng bị phạt 300.000 yên Nhật (khoảng 60 triệu đồng).
Anh
Phạt từ 3 đến 6 tháng tù, phạt tiền từ 2.500 bảng (khoảng 74 triệu đồng) và tước bằng lái một năm (hoặc 3 năm nếu tái phạm) cho hành vi lái xe hoặc có ý định lái xe sau khi uống rượu bia.
Tại Anh, nếu bị kết tội liên quan đến các hành vi lái xe uống rượu, tài xế cũng gặp rắc rối lớn là rất khó được nhập cảnh vào các nước khác ở châu Âu hay đến Mỹ.
Nhiều nước trên thế giới đã áp dụng những hình phạt nghiêm khắc với hành vi sử dụng rượu, bia và các chất kích thích khi tham gia giao thông. (Ảnh minh họa) |
Nga
Lần đầu vi phạm sẽ bị phạt 30.000 rúp (hơn 10 triệu đồng), đồng thời bị thu giữ bằng lái từ 1 năm rưỡi đến 2 năm. Tái phạm sẽ bị phạt 50.000 rúp (hơn 17 triệu đồng) và thu bằng lái 3 năm.
Người giao xe cho người say xỉn điều khiển cũng bị phạt tương tự.
Malaysia
Nếu tài xế bị kết tội lái xe say rượu khi phát hiện mức cồn trong máu trên mức cho phép 0,05% và bị tống giam, vợ của người đó cũng có thể bị phạt tù.
Mỹ
Mức độ cồn trong máu của lái xe chỉ cần từ 50 - 80 microgram/100ml máu sẽ bị tước bằng lái xe đến 6 tháng, bị phạt ngồi tù từ 1 - 60 ngày. Sau thời hạn giam còn phải tham gia chương trình giáo dục, cải tạo dành cho người vi phạm lái xe trong tình trạng có độ cồn.
Singapore
Người điều khiển phương tiện giao thông có nồng độ cồn trong máu trên 0,35 mg/lít khí thở sẽ bị phạt 5.000 SGD (khoảng 85 triệu đồng) và ngồi tù 6 tháng.
Nếu tái phạm, tài xế sẽ phải đối mặt với mức hình phạt tăng thêm. Cụ thể, Singapore phạt tù từ 6 - 12 tháng và phạt tiền từ 3.000 - 10.000 SGD (từ 50 - 130 triệu đồng) đối với tài xế tái phạm lần thứ 2. Tài xế phạm lỗi lần thứ 3 sẽ bị phạt 30.000 SGD (510 triệu đồng) và 3 năm tù cùng tước bằng lái vĩnh viễn.
Nếu gây tai nạn do lái xe khi say rượu, tài xế có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chịu án tù từ vài năm tới vài chục năm.
Không chỉ phạt hành chính, người uống rượu lái xe còn bị tước bằng lái vĩnh viễn hoặc thậm chí ngồi tù. (Ảnh minh họa) |
Đức
Nếu nồng độ cồn trong máu vượt quá 0,05mg, người cầm lái sẽ bị phạt 500 euro, tạm giữ 4 phút và cấm lái xe trong 1-3 tháng tiếp theo.
Mức độ nghiêm khắc của hình phạt sẽ tăng dần lên cùng với số lần vi phạm, và trong trường hợp nghiêm trọng nhất, người lái xe sẽ bị cấm lái suốt đời.
Hàn Quốc
Với nồng độ cồn vượt mức 0,05 mg/lít khí thở, tài xế sẽ bị quy vào tội hình sự và có thể ngồi tù 3 năm và phạt 10 triệu won (khoảng 8.800 USD hay 206 triệu đồng) và bằng lái sẽ bị thu hồi hoặc đình chỉ tùy thuộc vào mức độ.
Canada
Giới hạn mức cồn trong máu cho phép là 0,08%. Người phạm tội lái xe đã uống rượu lần đầu sẽ bị phạt 1.000 đô la Canada (khoảng hơn 17,8 triệu đồng) và bị đình chỉ Giấy phép lái xe trong thời gian 1 năm.
Những người tái phạm có thể bị phạt đến 18 tháng tù và bị cấm lái xe trong 3 năm.
Australia
Giới hạn mức cồn trong máu cho phép là 0,05%. Người lái xe khi say rượu có thể bị kết tội và bị nêu tên trên báo.
Na Uy
Giới hạn mức cồn trong máu cho phép là 0,02%. Người vi phạm lái xe dưới tác động của rượu lần đầu bị phạt nặng, bao gồm đình chỉ lái xe trong 1 năm cùng bản án lao động công ích trong 3 tuần. Người phạm tội nhiều lần có thể ngồi tù và bị cấm lái xe suốt đời.
Ba Lan
Ba Lan áp dụng giới hạn 20 mg /100 ml máu. Nếu bị phát hiện lái xe ở mức giữa 20 -50 mg/100 ml, người lái sẽ bị phạt và tịch thu bằng. Nếu trên mức 50 mg/100 ml, người lái được coi là tội phạm, lưu trữ trong hồ sơ tội phạm quốc gia, tịch thu bằng và có thể bị tù giam. Cảnh sát cũng có thể tịch thu phương tiện.
Scotland
Ở Scotland, quy định tịch thu xe, khi lái xe với nồng độ cồn quá hạn được áp dụng từ năm 2009. Các xe bị tịch thu hoặc sẽ được cơ quan có liên quan bán đấu giá hoặc tiêu hủy.
Nguồn gốc, ý nghĩa của ngày Quốc tế Lao động 1/5
Cảnh báo lốc, sét, mưa đá, gió giật mạnh
-
1Các văn bản hướng dẫn Luật Đất đai năm 2024 mới nhất
-
2Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
-
3 Quy định mới về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng
-
4 Thành lập VKSND thị xã Mộc Châu trên cơ sở kế thừa VKSND huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La
-
5Quy định mới về áp dụng biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án dân sự
-
6Khám chữa bệnh bằng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VnelD
-
7Trình tự tiếp nhận công chức không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý từ ngày 06/11/2024
-
8Quy định mới về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
-
9Danh mục bí mật nhà nước của Đảng
Bài viết chưa có bình luận nào.