6 dự án luật, đề nghị xây dựng luật được thảo luận và cho ý kiến tại Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3/2025
(kiemsat.vn) Ngày 19/3/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3/2025 để thảo luận và cho ý kiến đối với 6 dự án luật, đề nghị xây dựng luật.
Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Kết luận của Bộ Chính trị về chủ trương công tác cán bộ
Dự kiến phương án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp
![]() |
6 dự án luật, đề nghị xây dựng luật được thảo luận và cho ý kiến tại Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3/2025. |
Theo chương trình, tại phiên họp, Chính phủ sẽ xem xét, thảo luận về: Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi); Luật Cấp thoát nước; Luật Quản lý, phát triển đô thị; Luật Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; và đề nghị xây dựng Luật Doanh nghiệp (sửa đổi).
Phát biểu khai mạc phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh "thể chế là động lực, nguồn lực của sự phát triển", "thể chế cũng là điểm nghẽn của điểm nghẽn và là đột phá của đột phá"; đầu tư cho hoàn thiện, xây dựng pháp luật là đầu tư cho phát triển; làm tốt công tác xây dựng pháp luật sẽ tạo cơ hội cho phát triển.
Việc xây dựng pháp luật là yêu cầu bắt buộc trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ phải trực tiếp chỉ đạo, dành thời gian, công sức, trí tuệ cho công tác này; ưu tiên nguồn lực, cơ sở vật chất, sử dụng công nghệ để xây dựng pháp luật đảm bảo nhanh, chất lượng, hiệu quả. Qua đó, giải phóng toàn bộ sức sản xuất gồm tư liệu sản xuất, tài nguyên, nguồn lực con người, truyền thống lịch sử văn hoá… và mọi nguồn lực khác cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu, trong quá trình đề xuất, bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện các quy định pháp luật phải đảm bảo 6 rõ: Những nội dung lược bỏ; những nội dung sửa đổi, hoàn thiện; những nội dung bổ sung; những nội dung cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính; những nội dung phân cấp, phân quyền; những vấn đề còn ý kiến khác nhau và những vấn đề khác cần báo cáo Thường trực Chính phủ, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo.
Cùng với đó, việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật mới phải đảm bảo nguyên tắc: Thể chế hoá chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước; những nội dung chưa có quy định pháp luật để điều chỉnh; những nội dung đã có quy định pháp luật nhưng thực tiễn đã vượt qua; những nội dung cần tháo gỡ vướng mắc; đơn giản hoá, cắt giảm thủ tục hành chính; phân cấp, phân quyền; những vấn đề còn có nhiều ý kiến khác nhau…
Chỉ đạo xây dựng các văn bản pháp luật phải ngắn gọn, rõ ý, dễ hiểu, dễ áp dụng, dễ làm, dễ đánh giá, dễ kiểm tra, giám sát, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phải triển khai nhanh, "vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, hoàn thiện, mở rộng dần, không cầu toàn, không nóng vội", "cái gì đã chín đã rõ, được thực tế chứng minh là đúng, đa số đồng tình thì áp dụng, luật hoá; những vấn đề còn đang biến động, diễn biến phức tạp, nhất là vấn đề liên quan kinh tế - xã hội, thì phải để dư địa để hoàn chỉnh, tổng kết, nhân rộng, luật hoá".
Thủ tướng yêu cầu các thành viên Chính phủ tập trung trí tuệ, phát huy tinh thần trách nhiệm cao trong quá trình trao đổi, thảo luận; trình bày báo cáo, phát biểu rõ ràng ý kiến; tập trung trao đổi về các vấn đề quan trọng, còn ý kiến khác nhau cần xin ý kiến Chính phủ; bảo đảm chất lượng của các dự án Luật được trình Chính phủ xem xét tại Phiên họp.
Điều chỉnh phạm vi và đối tượng áp dụng chính sách, chế độ trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị
-
1Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội thẩm tra các dự án luật trong lĩnh vực tương trợ tư pháp
-
2Kế hoạch thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp
-
3Hội nghị lần thứ 11 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII: Cho ý kiến đối với 15 nội dung, tập trung vào 2 nhóm vấn đề chính
-
4Thành lập Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về tổ chức thi hành án, thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát
-
5"Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc"
-
6Toàn văn phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII
-
7Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế
-
8VKSND tối cao tham dự Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết của Hội nghị Trung ương lần thứ 11
-
9Chỉ thị của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng
Bài viết chưa có bình luận nào.