VKSND tối cao triển khai “Tháng hành động phòng, chống ma túy năm 2018”

01/06/2018 15:22

(kiemsat.vn)
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai Tháng hành động phòng, chống ma túy. Ngày 30/5/2018, VKSND tối cao đã ban hành Công văn số 2192/VKSNDTC về việc triển khai Tháng hành động phòng, chống ma túy” năm 2018 tới toàn ngành KSND.

VKSND tối cao yêu cầu Viện kiểm sát Quân sự trung ương, các VKSND cấp cao, các đơn vị trực thuộc VKSND tối cao và VKSND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai thực hiện Tháng hành động phòng, chống ma túy năm 2018 với những nội dung sau:

1. Tập trung tuyên truyền sâu rộng tác hại của tệ nạn ma túy, nhất là tác hại của các loại ma túy tổng hợp và các chất hướng thần; chủ trương, chính sách của Chính phủ về công tác cai nghiện ma túy nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức cho cộng đồng và nêu cao tinh thần trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền và các ngành, huy động sự tham gia của các tổ chức, cá nhân doanh nghiệp vào công tác phòng, chống ma túy.

VKSND các cấp cần tổ chức quán triệt đến toàn thể cán bộ, công chức trong đơn vị về chủ trương đường lối của Đảng, về tăng cường sự chỉ đạo, lãnh đạo công tác phòng chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới các quy định của pháp luật về đấu tranh phòng, chống ma túy; thấy được nhưng tác hại khôn lường của ma túy nói chung mà nhất là các loại ma túy mới phát hiện trong thời gian gần đây như: Lá Khat (Lá cây Catha edulis) XRL-11 (tẩm ướp trong thảo mộc thường gọi là cỏ Mỹ), cần sa và các loại ma túy tổng hợp khác có độc tính gấp hàng trăm lần so với các loại ma túy thông thường. Tự tổ chức hoặc phối hợp với các cơ quan, đoàn thể khác để tuyên truyền, phổ biến, giáo dục các kiến thức phòng, chống ma túy đến nhiều tầng lớp nhân dân trong xã hội, trong đó đặc biệt là chú ý đến tầng lớp thế hệ trẻ trong độ tuổi thanh niên, thiếu niên; hình thức tổ chức các buổi tuyên truyền phải đa dạng, sáng tạo, nghiên cứu lồng ghép nội dung thông tin tuyên truyền vào các hoạt động sinh họat hè của học sinh, sinh viên, gắn kết với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, thi tìm  hiểu pháp luật, tọa đàm, nói chuyện chuyên đề… chú ý tạo điều kiện để thế hệ trẻ là hạt nhân trong các hoạt động đó; qua các hoạt động nêu trên mọi người sẽ nâng cao nhận thức trong công tác phòng, chống ma túy và tệ nạn xã hội.

Các VKSND phải quán triệt tới toàn thể công chức, viên chức và người lao động trong đơn vị tuyệt đối không tham gia vào việc chứa chấp, sử dụng, mua bán, tàng trữ, vận chuyển, sản xuất và các hành vi khác liên quan đến ma túy; đồng thời có trách nhiệm với việc giáo dục con, cháu và những người thân trong gia đình, bạn bè,... để tránh xa trước hiểm họa của ma túy.

2. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên trách trong lĩnh vực đấu tranh phòng, chống ma túy khi mở đợt cao điểm tấn công, triệt phá tội phạm về ma túy trên các tuyến, địa bàn trọng điểm trong phạm vi toàn quốc hoặc tại địa phương mình; trong đó cần chú ý tuyến biên giới giữa Việt Nam - Lào, Việt Nam - Trung Quốc, các con đường tiểu ngạch, sân bay Quốc tế và cảng biển.

3. VKSND các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định thực hiện tốt việc tiếp nhận, kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm về ma túy; đối với các tố giác, tin báo về tội phạm về ma túy do VKSND trực tiếp nhận được thì phải xử lý ngay và chuyển đến CQĐT có thẩm quyền để xác minh làm rõ; đối với những tố giác, tin báo về tội phạm do Cơ quan điều tra cung cấp thì cần phân công Kiểm sát viên thụ lý kiểm sát chặt chẽ, đề ra yêu cầu xác minh đầy đủ cụ thể, chủ động phối hợp với Cơ quan điều tra để xem xét việc phê chuẩn các Quyết định tố tụng được kịp thời nhanh chóng; đối với những vụ án đã khởi tố đang điều tra thì cần đôn đốc đẩy nhanh tiến độ điều tra, thu thập chứng cứ làm rõ hành vi phạm tội của các bị can trong vụ án; ba ngành tố tụng cần họp thống nhất lựa chọn, xây dựng án trọng điểm để kịp thời điều tra, truy tố và đưa đi xét xử lưu động tại các địa bàn phát sinh nhiều tội phạm nhằm mục đích tuyên truyền, giáo dục phòng ngừa tội phạm và tệ nạn ma túy đến toàn thể nhân dân; khi thực hiện nhiệm vụ Kiểm sát viên cần chú ý chuẩn bị luận tội tại các phiên tòa lưu động để trình bày khái quát được tình hình tội phạm ma túỵ trên địa bàn, phân tích tính chất, mức độ, động cơ mục đích, nguyên nhân, điều kiện, hậu quả của hành vi phạm tội, đánh giá các tác hại, ảnh hưởng tiêu cực của ma túy đối với bản thân người phạm tội và với cả cộng đông, từ đó đề xuất mức hình phạt tương xứng với hành vi tội pham mà người phạm tội đã thực hiện.

Ảnh minh họa (Internet)

Qua công tác THQCT, KSĐT và KSXXST các vụ án ma túy, cần chú ý phát hiện những sơ hở, thiếu sót, vi phạm trong công tác quản lý Nhà nước nói chung để ban hành kiến nghị đối với các cơ quan có thẩm quyền quản lý, tổ chức rút để rút kinh nghiệm và khắc phục kịp thời, từ đó đưa ra các biện pháp đấu tranh phòng, chống hiệu quả đối với tội phạm về ma túy.

4.  Các đơn vị nghiệp vụ thuộc VKSND tối cao và các VKSND cấp cao 1, 2, 3 cần tập trung giải quyết dứt điểm các vụ án ma túy thuộc thẩm quyền đang thụ lý giải quyết; chủ động nắm tình hình về tội phạm ma túy thông qua các báo cáo ban đầu, các thông tin từ mạng xã hội để có sự chỉ đạo kịp thời đối với các vụ án ma túy lớn, có tính chất phức tạp, có nhiều bị can tham gia, liên quan đến nhiều địa phương khác nhau do VKSND cấp dưới thụ lý giải quyết, đảm bảo việc xử lý được nhanh chóng, kịp thời, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, tuyệt đối không được để xảy ra oan, sai; nhưng không để bỏ lọt tội phạm và người phạm tội.

Quan tâm đến công tác kiểm tra, hướng dẫn địa phương, chú ý tổng hợp các khó khăn, vướng mắc phát sinh từ thực tiễn khi áp dụng BLHS năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành để báo cáo lãnh đạo VKSND tối cao hoặc liên ngành Trung ương cho ý kiến chi đạo thống nhất.

5. Công tác kiểm sát việc chấp hành pháp luật tại các Nhà tạm giữ, Trại tạm giam và Trại cải tạo cần chú ý đến các biện pháp đấu tranh phòng ngừa việc đưa ma túy vào trong để sử dụng trái phép; kiểm sát định kỳ hoặc đột xuất nắm tình hình, phát hiện kịp thời các trường hợp sử dụng hoặc mua bán trái phép chất ma túy trong Nhà tạm giữ, Trại tạm giam hoặc Trại cải tạo từ đó ban hành văn bản kiến nghị, xử lý kịp thời.

6. Phối hợp với TAND cùng cấp để tham gia kiểm sát đầy đủ các các phiên họp xét Quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo đúng quy định, bảo đảm đúng đối tượng, kiên quyết không đồng ý với các trường hợp không đảm bảo về thủ tục pháp lý. Thông qua công tác này cũng cần tập hợp những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực tiễn để kiến nghị đến các cơ quan chức năng khắc phục, rút kinh nghiệm kịp thời hoặc sửa đổi, bổ sung quy định cho phù hợp.

7. Viện kiểm sát Quân sự trung ương, VKSND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và tình hình cụ thể của địa phương, đơn vị mình để hướng dẫn VKSND cấp dưới tổ chức tốt đợt phát động; thực hiện hiệu quả, sáng tạo các hoạt động cụ thể để thiết thực hưởng ứng Tháng hành động phòng, chống ma túy năm 2018; kết quả thực hiện các đơn vị tổng hợp báo cáo về VKSND tối cao, thông qua Vụ THQCT và KSĐT án ma túy (Vụ 4) trước ngày 10/7/2018.

8. Lãnh đạo VKSND tối cao giao cho Vụ THQCT và KSĐT án ma túy (Vụ 4) tổng hợp, quản lý, theo dõi đôn đốc việc thưc hiện Tháng hành động phòng, chổng ma túy; Cục Thống kê tội phạm và Công nghệ thông tin (cục 2) tổng hợp số liệu về ma túy chuyển gửi về Vụ 4 để phục vụ xây dựng báo cáo chung của ngành KSND.

Xem thêm >>>

Nhiều chính sách hỗ trợ với người cai nghiện ma túy tự nguyện

Ban hành 04 danh mục chất ma túy và tiền chất
 

(0) Bình luận

Bài viết chưa có bình luận nào.

lên đầu trang